Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp xảy ra do các tác nhân từ môi trường, tuy nhiên nếu không tìm cách điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng phổi và biến chứng nhiều bệnh trạng khác. Vì vậy, nếu bị viêm phế quản cấp thì người bệnh nên tiến hành điều trị kịp thời để tránh cho bệnh phát triển xấu đi.
- Tại sao nhiều cư dân hiện đại bị mắc bệnh trầm cảm
- Bạn nên làm gì khi bị sơ cứng bì
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi
Bệnh viêm phế quản cấp thường gặp
Viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc của phế quản tiếp xúc với các nhân tố gây hại từ môi trường như: Không khí lạnh, hít phải khí hóa học như Acid, khói bụi, khói thuốc lá hay do tình trạng siêu vi khuẩn của cảm cúm.
Tế bào các tiết dịch nhầy trong niêm mạc khí quản có chức năng bảo vệ khí quả khỏi các chất độc hại tác động vào. Tuy nhiên, khi mắc triệu chứng bệnh viêm phế quản thì các chức năng này sẽ bị vô hiệu hóa. Có thể sau một thời gian ngắn khi không có các tế bào tác động thì bộ phận bảo vệ là các tế bào này sẽ phục hồi và các triệu chứng viêm phế quản sẽ biến mất.
Viêm phế quản có rất nhiều các triệu chứng tùy theo các tác nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh mà nó có thể thây đổi.
Trong 1 – 3 ngày đầu nhiễm bệnh thì người bệnh sẽ không có nhiều triệu chứng, do đây là thời kỳ ủ bệnh. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, toàn thân sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, luôn cảm thấy đau nhức, người không có sức lực. Khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn viêm phế quản cấp và cơ thể sẽ có triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho ra máu, tình trạng ho kéo dài gây đau thắt hông bụng, cơ thể bải hoải, đau rát xương ức.
Từ sau 7 – 10 ngày nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, cách biệt với nguyên nhân gây bệnh thì triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và phục hồi sớm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm phế quản có thể sẽ chuyển thành viêm phổi nếu người bệnh để tình trạng ho kéo dài.
Điều trị viêm phế quản cấp như thế nào?
Đa phần những trường hợp bị viêm phế quản cấp đều có thể dùng các biện pháp điều trị tại chỗ như uống nước nhiều, súc miệng với nước muối, dùng thuốc để hạ sốt và giảm đau cho cơ thể.
Áp dụng những biện pháp dân gian dùng cho các chứng ho thông thường để cắt đứt các cơn ho: chuối hầm với đường phèn, ngậm gừng tươi thái miếng, ăn trứng gà hấp cách thủy với đường và dầu ăn, hoặc nhiều cây cỏ có sẵn như tía tô, kinh giới hay củ cải.
Tuy nhiên, khi bạn bị sốt cao lên đến 39, 400c, kết hợp kho ra đờm xanh hoặc vàng thì nên đến khám các bác sĩ để được đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Không nên tự động sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh để tự điều trị.
Bạn chỉ được dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn. Nếu điều trị viêm phế quản bằng thuốc kháng sinh chỉ làm bạn tăng chi phí điều trị, đòng thời khiến vi khuẩn kháng thuốc và kéo dài thời gian điều trị, khiến bệnh cso thể biến chứng và phát triển thành những căn bệnh khác.
Có nhiều trường hợp bệnh viêm phế quản cấp thường tự khỏi nhưng nếu viêm phế quản do vi khuẩn thì người bệnh nên tiến hành điều trị đúng cách để bệnh không phát triển bội nhiễm, gây bệnh mãn tính hay tràn mủ màng phổi, áp-xe phổi, dẫn đến điều trị khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.