Mẹ bầu nên làm gì để phòng lây nhiễm viêm gan B cho con?
Viêm gan gan B là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm, căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến. Viêm gan siêu vi B chủ yếu lây qua ba đường: đường máu, lây truyền qua đường tình dục, lây truyền từ mẹ sang con. Nhưng lây truyền từ mẹ sang con là con đường lây truyền chủ yếu của căn bệnh này.
- 6 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc “Ung thư gan”
- Có nên ăn chay hoàn toàn khi mắc gan nhiễm mỡ?
- Bệnh tiểu đường có lây không thưa Bác sĩ?
Viêm gan B lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “Bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính do virut gây nên. Bệnh viêm gan B có thể lây truyền cho trẻ theo con đường sau: từ mẹ sang con, từ trẻ sang trẻ, tiêm không an toàn, quan hệ tình dục và tiêm chích ma túy. Những trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B thì nguy cơ trở thành ung thư gan và xơ gan là rất cao”.
Tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B ở thai nhi
Bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền chủ yếu từ mẹ sang con, tuy nhiên tỉ lệ lây truyền bệnh từ mẹ sang con còn tùy thuộc vào thời điểm mẹ mắc bệnh. Cụ thể, nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ là 1%, nếu mắc viêm gan siêu vi B trong ba tháng giữa thì tỉ lệ này là 10%, còn nếu bạn mắc viêm gan siêu vi B trong ba tháng cuối của thai kỳ thì tỷ lệ này lên đến 60-70%.
Lây nhiễm viêm gan B khi mang thai đến nay chưa ghi nhận, mà chỉ ghi nhận lây nhiễm viêm gan B khi chuyển dạ, máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé, sản dịch, máu của mẹ lây truyền qua cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh hít hoặc nuốt phải dịch có virut siêu vị B từ người mẹ. Người mẹ có thể truyền virut siêu vi cho con khi sinh, cho dù là sinh thường hay sinh mổ.
Các biện pháp phòng lây nhiễm viêm gan siêu vi B cho thai nhi
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ, trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B sớm nhất có thể, tốt nhất là trong vòng 12-24h đầu sau sinh. Khi được tiêm phòng đầy đủ và đúng quy cách, trẻ có thể tăng khả năng phòng chống lây nhiễm bệnh từ mẹ lên đến 95%. Nếu trẻ không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đúng ( thường là tiêm phòng muộn) thì nguy cơ mắc viêm gan siêu vi B từ mẹ là rất lớn.
Tiêm phòng Vacxin viêm gan B là biện pháp phòng lây nhiễm cho con hiệu quả nhất
Để xác định chính xác mình có bị mắc viêm gan siêu vi B hay không, các mẹ cần làm xét nghiệm HbsAg – đây là xét nghiệm đặc trưng khi chẩn đoán viêm gan B. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B có kết quả xét nghiệm HbsAg dương (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không hoạt động) thì ngay sau sinh, em bé nên được tiêm một liều immunoglobulin miễn dịch và một mũi vacxin viêm gan B thông thường. Vacxin viêm gan B sẽ được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh.
Khi mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì sau khi trẻ ra đời sẽ được tiêm hai mũi Immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Những đứa trẻ này nên được tiêm nhắc lại vacxin viêm gan B vào tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Một điều cuối cùng mà các Bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn chính là hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Các Bác sĩ cũng sẽ đưa ra cho bạn những biện pháp và hướng giải quyết tốt nhất cho bạn.
Mong rằng với những thông tin mà các thầy thuốc tư vấn của chúng tôi tư vấn bạn đã biết cách phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Chúc hai mẹ con bạn luôn khỏe mạnh.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn