Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Ở trẻ dưới một tuổi, hiện tượng nấc cụt thường xảy ra. Nguyên nhân là do sự co thắt của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng, dây âm thanh sẽ bị đóng lại ngay lập tức và có thể gây ra tiếng nấc cụt.

chua-nac-cut-cho-tre
Massage lưng là một mẹo hay giúp bé hết nấc cụt

Làm bé phân tâm

Mẹ hãy làm phân tâm, làm bé quên đi cơn nấc bằng cách cho bé chơi những đồ chơi mới. Mẹ và bé cùng chơi ú òa hay cho bé ngâm thứ gì đó cũng là một cách hiệu quả chữa hết nấc cụt.

Massage lưng cho bé

Khi bé bị nấc, mẹ cũng thể nhẹ nhàng xoa lưng cho bé để giúp bé được thả lỏng và cơ hoành cũng từ từ được thư giãn. Mẹ massage theo hướng thẳng lưng, từ dưới lên trên vai trong vòng vài phút.

Cho bé nếm đường

Vị ngọt của đường sẽ giúp cơ hoành trở về trạng thái bình thường và bé sẽ hết nấc. Vì vậy, mẹ hãy lấy một chút đường cho vào miệng để bé ngậm trong ít phút.

Thay đổi tư thế cho bé bú

Khi bé bú, do nuốt nhiều không khí sẽ dẫn đến hiện tượng bị nấc cụt. Vì vậy, mẹ cần thay đổi tư thế cho bé bú, tốt nhất nên để bé bú với tư thế ngồi thẳng, sẽ giúp bé hết nấc.

Phòng chứng nấc cụt qua cách cho bé uống sữa

Mẹ hãy cho bé bú đúng cách để bé không bị nấc cụt

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra nhiều lần thay vì cho bé bú một lượng sữa lớn trong một bữa. Việc này sẽ làm giảm được tốc độ sữa chảy từ ngực mẹ vào dạ dày bé, tránh được hiện tượng nấc cụt của bé.

Khi bé đã bú xong một bầu sữa bên này, mẹ nên vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi trước khi chuyển sang bú tiếp bầu sữa bên kia. Việc làm này sẽ giúp bé không bị quá no và chống bị nấc cụt.

Cách ngăn nấc cụt hiệu quả là mẹ chó bé ngâm ti đúng cách, không để bé nuốt nhiều không khí.

Cách cầm bình sữa đúng cách nhất khi cho bé bú là theo hướng 45 độ. Như vậy sẽ giảm được không khí đọng lại ở đáy bình và bé sẽ hạn chế nuốt phải không khí và không bị nấc.

Nhiều khi nấc cụt chính là triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Có những biểu hiện khác kèm theo nấc cụt như: đau bụng, khó chịu, biếng ăn, nôn trớ nhiều…Như vậy mẹ phải đưa bé nhanh đến bác sĩ để kịp thời xử lý.

Hiền Trang – Ytevietnam.edu.vn

 

Exit mobile version