Một số lưu ý khi nghiên cứu ngành hóa sinh học

Hóa sinh học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về hóa học các chất cấu tạo nên một cơ thể sống và quá trình chuyển hóa của chúng. Y tế Việt Nam sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Cần lưu ý trong nghiên cứu ngành hóa sinh học
Cần lưu ý trong nghiên cứu ngành hóa sinh học 

Thành phần hóa học của cơ thể sống

Trong cơ thể sống, nước là thành phần quan trọng nhất. Trừ một số mô hoặc loại tế bào khác thì lượng nước của chúng không đạt đến 80%, còn lượng nước của một số sinh vật khác cũng vượt quá 90%. Điều cần lưu ý là ở một số dạng sống bậc thấp, các virus, các bào tử sống qua trạng thái khô héo hoàn toàn, song trong trạng thái không có nước thì các hoạt động sống của chúng bị hoãn lại. Chúng ta có thể nói rằng các quá trình hoá học đặc trưng cho sự sống được xem như là những phản ứng tiến hành ở trong môi trường nước.

Ngoài ra người ta đã phát hiện được hơn 60 nguyên tố có trong cơ thể sống. Các nguyên tố này có trong cơ thể với những lượng rất khác nhau. “Một số được coi là những nguyên tố cần thiết để xây dựng cơ thể và phục vụ cho sự phát triển bình thường của cơ thể; một số khác thì chức năng sinh học của chúng chưa được biết rõ; số còn lại được coi như do sự xâm nhập ngẫu nhiên. C, H, O, N, S, P, Cl, Ca, Mg, K, Na đều là những nguyên tố rất cần thiết đối với cơ thể sống, 11 nguyên tố này chiếm gần 100%  khối lượng toàn phần của thực vật và động vật”, giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Những nguyên tố ở dạng vết được gọi là yếu tố vi lượng, vai trò quan trọng của chúng đối với cuộc sống cũng dần dần được sáng tỏ đó là những ion kim loại nặng Co, Zn, Mn, Mo; trong trường hợp các cơ thể động vật bậc cao còn có I. Cần nhớ rằng, trừ I và Mo, các nguyên tố đã được kể đến đều nằm trong số 30 nguyên tố đầu của hệ thống tuần hoàn và hơn một  nửa các nguyên tố có số thứ tự đến 30 có vai trò sinh học quan trọng.

Nhiều hợp chất hữu cơ trước đây được coi như là riêng biệt thuộc giới sinh vật, nay cũng đã được nghiên cứu, tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Đó là các protein, nucleic acid, glucid, lipid, enzyme và vitamin. Đây là những chất chiếm vị trí hàng đầu trong sinh học và cũng chính là đối tượng nghiên cứu chính của các chương trong giáo trình này.

Các nhà khóa học đã khám phá mối quan hệ của hoá sinh với các ngành khoa học khác

Mối quan hệ của hoá sinh với các ngành khoa học khác

Hoá sinh là khoa học nghiên cứu sự sống ở mức độ phân tử, cho nên có thể nói bất cứ chuyên ngành nào của sinh học như động vật học, thực vật học, vi khuẩn học, sinh lý học, tế bào học, mô phôi học…đều cần phải trang bị kiến thức và kỹ thuật hoá sinh để nghiên cứu khoa học chuyên ngành mình. Do đó khi nói đến các chuyên ngành của sinh học hiện đại thì trước hết phải nói đến hoá sinh trong những năm gần đây. Ngay cả công nghệ gen, công nghệ enzyme cũng chính là lãnh địa của hoá sinh. Chẳng hạn đối với “động vật, thực vật, vi sinh vật, ngày nay muốn nghiên cứu phân loại chính xác các giống chủng cũng phải dùng các chỉ tiêu phân tử một số protein, enzyme hay nucleic acid trong ty lạp thể”, một Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y tế cho hay.

Đối với nông nghiệp muốn tăng năng suất cây trồng phải chú ý đến quá trình hoá sinh quang hợp, quá trình hoá sinh nảy mầm, quá trình hoá sinh phát dục, quá trình chuyển hoá, sinh tổng hợp các chất tạo nên hạt, quả, quá trình tác động hoá sinh của các cytokinin đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với vật nuôi cũng vậy, muốn có năng suất thịt, sữa, trứng cao, người chăn nuôi phải hiểu được các quá trình hoá sinh phát triển đến từng giai đoạn phát triển của con vật, đến từng bộ phận cơ bắp, buồng trứng của chúng để có sự tác động mạnh mẽ.

Đối với y dược học, vấn đề chủ chốt nghiên cứu bệnh nguyên, bệnh lý, chẩn đoán và điều trị bệnh cũng đều liên quan chặt chẽ đến hoá sinh, tức liên quan đến sự thay đổi các phân tử bệnh lý xảy ra trong cơ thể và tìm những chất hoạt tính sinh học có tác dụng phòng chống hoặc chữa khỏi bệnh.

Vì vậy có thể nói hóa sinh là gốc, là cơ bản để giúp hiểu sâu sắc các khoa học khác của sinh học, nông nghiệp và y học.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version