Nên hay không nên tiến hành xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh?

Trong thời gian gần đây nhiều nơi rộ lên thông tin về xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh. Vậy nên hay không nên tiến hành xét nghiệm này?

Nên hay không nên tiến hành xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh?

Nên hay không nên tiến hành xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh?

Xét nghiệm về lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh?

Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để có cái hiểu rõ nét hơn về xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh. Lấy máu gót chân của bé sơ sinh (36-48 tiếng) nhằm xét nghiệm phát hiện bệnh điều trị sớm đã làm giảm thiểu những em bé bị chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và nhiều bệnh lý khác. Để sàng lọc các bệnh lý cho trẻ, nhân viên y tế sẽ lấy máu gót chân trẻ trong vòng 48-72 giờ sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần. Với các bé sinh non thiếu tháng, thiếu cân, bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20.

Máu được lấy từ phần gót chân trẻ sẽ được cho lên giấy thấm khô chuyên biệt và sau đó mang đi xét nghiệm. Về cơ bản thì máu ở bất cứ bộ phần nào trên cơ thể bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân bé là do bộ phận này có lượng màu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm.

Thêm nữa, với trẻ nhỏ phần gót chân là phần kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu trẻ sẽ ít đau hơn.

Tỷ lệ lấy máu gót chân trẻ sơ sinh làm xét nghiệm ở nước ta hiện nay

Cũng theo chia sẻ của bác sỹ Huỳnh, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, ở nước ta hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiến hành lấy máu gót chân làm xét nghiệm là không cao. Về cơ bản có thể giải thích sơ bộ như sau: do sự thiếu hiểu biết về y tế của các bậc phụ huynh, một số bà mẹ lo sợ sẽ gây tổn thương cho trẻ khi mới sinh ra đã phải đi lấy máu làm xét nghiệm; do mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu, sự bảo thủ và không chấp nhận sự tiến bộ của khoa học làm nảy sinh mâu thuẫn khi con dâu thì muốn làm xét nghiệm nhưng mẹ chồng lại cho rằng đó là sự lãng phí tiền bạc;…vv.

Việc kiểm soát các bệnh ở trẻ nhỏ thông qua xét nghiệm y tế lấy máu ở gót trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Ngày nay, môi trường, không khí ngày càng ô nhiễm dẫn đến ngày càng có nhiều căn bệnh lạ xuất hiện, việc chúng ta phát hiện ra bệnh tật sớm ở trẻ từ đó sẽ có hướng điều trị sớm giúp trẻ có thể khắc phục được tình trạng sức khỏe và phát triển bình thường. Nhiều bà mẹ cho rằng nhìn bề ngoài đứa trẻ có thể phần nào dự đoán được trẻ có sức khỏe bình thường hay không? Điều này hoàn toàn sai lầm, có những bệnh lý chúng ta không thể biết được bằng việc nhìn mắt thường. Khoa học Y khoa phát triển là để bảo vệ con người, là để đem lại cho các bé những điều mà mấy mươi năm trước thế hệ chúng ta khát khao có được. Người lớn đừng vì thiếu hiểu biết mà tước đi quyền lợi ấy của trẻ?

Xét nghiệm lấy máu gót chân khá phổ biến hiện nay

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh sẽ phát hiện những bệnh gì?

Theo Tin tức Y tế Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam, các bệnh viện Phụ Sản lớn thường thường tiến hành xét nghiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc 3 bệnh lý của trẻ sau đây:

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc lấy máu ở gót chân trẻ sơ sinh đi làm xét nghiệm có vai trò hết sức quan trọng đến việc phát hiện sớm bệnh ở trẻ, từ đó có thể giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện hơn.

Nguyễn Thu – Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version