Ngậm ngùi hưởng trọn cái Tết ngành Y

Đã công tác trong ngành Y không ai không một vài lần thấu hiểu cái cảm giác Tết đến bên chiếc máy trợ tim. Hoặc thay vì dành những câu chúc tốt đẹp cho người thân thì miệng bịp khẩu trang tay đeo gang tay sơ cứu cho người bệnh.

 Ngậm ngùi hưởng trọn cái Tết ngành Y

Làm Nghề Y cao quý đừng mong có Tết

Tết đến là thời điểm gia đình đoàn tụ sum vầy sau một năm làm việc vất vả, là cơ hội để gia đình dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Và cùng nhau đón thời điểm khoảnh khắc giao thừa hạnh phúc bên những người thân yêu. Làm cả năm cũng chỉ hướng về một cái Tết, dù có đi đâu thì cứ Tết đến thì về.Thế nhưng, những cái Tết của một nghề cao quý Thầy Thuốc chả bao giờ trọn vẹn.

Những tưởng năm nay tôi sẽ có một cái Tết trọn vẹn cùng với gia đình sau gần 20 năm gia nhập đại gia đình Thầy Thuốc. Bởi sự ngấm nghé trước đó của lá đơn kỳ vọng, công hiến trong suốt gần 20 năm chỉ đạo công tác bắn pháo hoa bằng máy nhịp tim và xem lời chúc Tết trên chiếc máy Monitoring du dương kết hợp cành hoa đào nhỏ xíu in trên chiếc chai nước nhân dịp năm mới.

Thế nhưng, cũng chẳng lấy làm lạ và khi tất cả đã được dự đoán trước trường hợp là sẽ lại chỉ đạo công tác bắn pháo hoa lần thứ 20 này. Và mình dự định tự lấy cái lý do để thưởng cho mình nhân dịp tròn 20 đảm nhiệm công tác này bằng cách sẽ lì xì cho bệnh nhân nào gửi lời chúc mừng năm mới đầu tiên. Không ngoài dự đoán lịch trực Tết đã được in trên tấm bảng công tác, cái tên mĩ miều mà ngày xưa còn ngồi ghế trường Y bọn bạn cùng lớp hay gọi gắn với tính thơ văn rất cao. Thế mà mình lại đâm đầu vào ngành Y, nhưng đấy là những lời của mấy đứa bạn. Còn mình chả bao giờ hối hận.

Làm Nghề Y cao quý đừng mong có Tết

Thuở còn ngồi ghế trường Y – Dược, mình chỉ lo học làm sao tốt nhất và hoàn thành tất cả các môn rồi đến kỳ nghỉ như Tết này là cắp mông về quê ăn Tết chứ không nghĩ ra cảnh mình sẽ phải trực Tết và mình cũng không nghĩ là mình sẽ xa Bố mẹ vào dịp Tết. Đấy là khi còn trẻ và vẫn ăn bám bố mẹ. Nhưng từ thời gian đi học Bác sĩ nội trú  đã thay đổi. Cuộc sống và học tập bắt đầu nặng lên gấp 5 – 7 lần, suốt ngày làm bạn với phòng mổ, phòng cấp cứu…

Nhớ lại Tết năm đầu tiên trực, khi ấy đang học năm 2 nội trú. Đúng vào chiều tối đêm 30 Tết, các trường hợp cấp cứu đông hơn bất thường bởi tình trạng say rượu và tại nạn giao thông. Vào những thời điểm nhạy cảm như thế các phòng khám tư nhân đa phần đóng cửa cho nên tình trạng bệnh nhân kể cả ngộ độc cấp, tai nạn, đột quỵ đều tập chung hết về bệnh viện mình. Các bác sĩ cũng như các điều dưỡng đa khoa chạy đôn chạy đáo để cấp cứu và làm sao tìm đủ mọi cách cho họ không chết.

Hết tai nạn giao thông do đua xe chấn thương sọ não cho đến tai biến mạch máu…Các ca cấp cứu cứ ngốn dần thời gian đi mà cũng chẳng ai mảy may ngó xem thời gian là mấy giờ. Chỉ đến khi thấy cơ thể rệu rão và thở phào một tiếng dài của ca cấp cứu cuối cùng. Lúc đấy, tôi và các đồng nghiệp mới nhìn nhau khi đã quá 12 h, pháo đã bán, lời chúc Tết đã được truyền đi cách đó 20  phút, tiếng máy nhịp tim vẫn kêu đều đều.

Thế là từ đó, hàng năm không trước Tết hay sau Tết những cán bộ Bác sĩ như chúng tôi cứ thế thay nhau chứng kiến màn đón giao thừa và bắn pháo hoa cùng máy nhịp tim, chúc tết ồm oàm bằng thứ âm thanh qua lớp khẩu trang y tế.

Cấp cứu bệnh nhân trong những ngày Tết là chuyện như ngày thường

Ngày mùng 2, mùng 3 chúc Tết trong mơ

Có vợ, có chồng trong ngành Y vào thời điểm này mới thấu. Nhất là phụ nữ càng khổ mọi bề. Chỉ cần người đàn ông trong gia đình mà không hiểu  rất có thể đổ vỡ ngay từ những năm đầu lấy nhau. Thế đấy!

Làm cả năm không bằng ăn một cái Tết, phong tục tập quán là vậy! Tết nhất mỗi người một tay, lúc đó không khí gia đình mới ấm cúng vui vẻ. Thế nhưng mấy ai làm việc trong ngành Y được thực hiện bổ phận làm trọn chữ dâu thảo trong nhà. Các công việc Tết nhất hàng năm đành dành lại cho cha mẹ, cho chồng. Hoặc khó khăn hơn là những giờ giao ca giữa các ca trực nhoáng nhoàng vội lao ngay vào siêu thị ôm nhưng thứ gì được cho là cần thiết mang về chất đống giữa nhà ăn và không quên câu dặn đuổi theo “Mẹ phải vào Viện có ca cấp cứu”…

Từ khi gia nhập đại gia đình các Thầy Thuốc Việt Nam tôi dường như quên mất cái bổn phận của người Phụ nữ Việt Nam trong ngày Tết. Chả còn biết gói bánh, chả còn biết chuẩn bị đồ lễ và gà để cúng trung thiên như nào nữa.

Nhiều lúc là một người tự cảm thấy mình có lỗi với gia đình chồng nhưng cũng chả thay đổi được gì. Có chăng hạnh phúc của tôi là có được một ông chồng ngành Y dược. Chồng cũng làm trong Nghề Dược nên cũng phần nào hiểu và giúp đỡ. Thế nên thành tích gần 20 năm bắn pháo hoa tại Bệnh viện luôn là kỷ lục khó bị xô đổ với một hậu phương vững chắc.

Trong khi mồng 2, mùng 3 là những ngày đi thăm bà con họ hàng và chúc Tết thì khi ấy chúng tôi đang đắm chìm trong những giấc ngủ để bù đắp lại khoảng thời gian bắn pháo hóa trong bệnh viện đêm giao thừa kia. Kết thúc 2 ngày nghỉ Tết trong chăn với những lời chúc năm mới mong sao cho bà con đừng phải bệnh tật để năm sau chúng tôi còn được thực hiện bổn phận làm vợ trong ngày Tết. Thế nhưng điều đó thật là viển vông, xã hội phân công lao động rồi. Lịch nghỉ Tết đã hết và bắt đầu một guồng quay mới, hối hả của một năm mới với cú điện từ giám đốc Bệnh viện đến ngay bệnh viện.

Nói như Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội:

“Mình tuổi GÀ, thế mà người bé như con CHUỘT, làm cấp cứu hùng hục như con TRÂU, chạy loăng quăng giảng viên và bác sĩ 2 nghề như con NGỰA, thế mà vẫn bị bọn truyền thông lá cải mắng mỏ như một con CHÓ, lủi thủi làm việc lúc nào mặt cũng nhăn như KHỈ. Đồng nghiệp bảo cái đồ MÈO đội lốt HỔ, mặc kệ chúng nó có gì mà buồn. Tối đi làm về về mệt phờ nằm lăn ra ngủ như LỢN, mơ giấc mơ gì đó sáng mai dậy thằng em bảo anh mơ gì cười DÊ thế”.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version