Ngành Dược Việt Nam tiềm năng đề bứt phá thoát khỏi mác ngoại
Với sự tăng trưởng ổn định cùng sự phát triển mạnh của các công ty Dược nội địa sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với các đại gia Dược ngoại đang tấn công vào thị trường Việt Nam.
- Thị trường Thuốc Việt đang thực sự hấp dẫn với người Ấn
- Ngành Dược Việt Nam đang chuyển mình với mũi nhọn Đông dược
- Ông Vua ngành Dược Việt nhắm tới phát triển Dược liệu cổ truyền
Hiện nay, ngành Dược Việt Nam đã sản xuất được hơn 12.000 loại thuốc trong đó có nhiều loại thuốc đã xuất khẩu và đem lại lợi nhuận rất lớn. Hơn nữa chi tiêu phí tiêu dùng cho ngành Thuốc cũng đã đạt con số 60 USD/người/năm.
Ngành dược và những bứt phá trong những năm tiếp theo
Để đạt được chiến lược phát triển quốc gia về ngành dược đến năm 2020 thuốc nội sẽ thay thế dần các loại thuốc nhập ngoại. Đây là một trong những bước đi quan trọng. Tính đến thời điểm hiện tại năm 2016, ngành Dược mỹ phẩm trong nước chỉ chiểm khoảng 50% thị phần chủ yếu là thuốc có dạng bào chế giá trị không cao.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế từ Cục quản lý Dược chúng ta đã có 130 cơ sở sản xuất vắc xin đủ lớn để cung cấp sản xuất vắc xin cho trong nước. Thậm chí còn dư thừa lượng vắc xin như sởi và ho gà, uốn ván…Hiện tại Việt Nam cũng đã sản xuất được 11/12 loại thuốc vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được khoảng 12.000 loại thuốc với 520 loại hoạt chất. Nếu so với khoảng 11.000 loại thuốc ngoại trên thị trường thì thì thuốc Việt đang “thắng thế” số lượng nhưng lại thua về giá trị. Thuốc ngoại dù ít hơn về số lượng nhưng giá trị có hơn, diện bao phủ rộng hơn tới gần 1.000 hoạt chất, trong đó có nhiều loại thuốc đặc trị, thuốc hiếm có giá trị về kinh tế rất lớn.
Vì thế dù chi phí tiêu dùng thuốc bình quân của người Việt đã lên ở mức 31,18 USD/người/năm nhưng phần lớn là mua thuốc ngoại.
Để bứt phá cần điều chế ra các loại dược phẩm không trùng lặp
Mặc dù thuốc sản xuất trong nước liên tục có sự tăng trưởng nhưng tới nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, để phục vụ cho sản xuất thuốc Việt Nam thì có tới 90% nguyên liệu là phải nhập ngoại nên điều này ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành và giá trị của thuốc Việt. Đáng lưu ý, các doanh nghiệp dược Việt Nam chưa thực sự bứt phá, vẫn sản xuất nhiều loại thuốc trùng lặp và chủ yếu là các loại thông thường, bào chế đơn giản và giá trị thấp.
Thống kê của Cục Quản lý dược, thuốc nội hiện có tới 260 tên thuốc cùng hoạt chất hạ nhiệt, giảm đau, 223 tên thuốc cùng là vitamin hoặc thuốc bổ. Trong khi đó, các loại thuốc đặc trị, bào chế phức tạp như thuốc giải độc, gây mê, thuốc tim mạch hầu như không sản xuất được.
TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược cho rằng, tình trạng trùng lặp nhiều loại thuốc là do các doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư sản xuất các thuốc có dạng bào chế thông thường, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần thuốc trong nước buộc phải chia nhỏ khó đảm bảo lợi nhuận và giữa các doanh nghiệp “trong nhà” phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau.
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn