Ngành Y đặc biệt tại sao lương không đặc biệt?

Công tác trong ngành Y, làm việc trong môi trường cứu người, nhưng nhân viên ngành Y, Y tá, Điều dưỡng, Bác sĩ… không được hưởng các chế độ đãi ngộ đặc biệt của ngành.

Nghề Y luôn được coi là một nghề đặc biệt

Tại sao gọi nghề Y là nghề đặc biệt?

Không phải ngẫu nhiên mà giữa bao ngành nghề mà nghề Y lại được gọi là nghề đặc biệt, mặc dù nghề nào cũng có khó khăn và vất vả riêng nhưng chắc chắn không nghề nào có những đặc thù riêng biệt như nghề Y. Bởi cái sự đặc biệt của nghề nó thể hiện ngay từ lúc còn là sinh viên trong ngành, vất vả từ khi có thông tin về giáo dục tuyển sinh của các trường Đại học, vì để vào được những ngôi trường về y tế thì dù là đại học hay cao đẳng cũng luôn có đầu vào cao hơn những ngành nghề khác, khi vào học sinh viên trường Y đã vừa học lý thuyết vừa thực tập tại các bệnh viện trên chính người bệnh, lịch học kín và dài nhất so với các loại hình đào tạo khác. Đó là chưa kể đến làm nghề Y bạn cần có đức tính nhanh nhẹn, thật thà, yêu người, kiên nhẫn, chịu được vất vả, khó khăn.

Nghề Y là nghề học suốt đời, bệnh tật và các dịch bệnh hay cũng như những loại thuốc vacxin mới liên tục ra đời, chỉ có chịu khó học hỏi, tự mình tìm tòi, cập nhật kiến thức liên tục thì Bác sĩ mới giảm được những sai sót đáng tiếc, mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của người Bác sĩ hay người thầy thuốc tư vấn cho bệnh nhân và để đem lại lợi ích tối đa cho cộng đồng. Môi trường làm việc nghề Y cũng đặc biệt hơn những nghề còn lại vì làm việc trong môi trường bệnh viện, nơi được coi là “tinh hoa” của các loại bệnh, nên hiển nhiên là nguy cơ mắc bệnh cao là điều khó tránh khỏi.

Luôn cống hiến và làm việc hết mình, không quản ngày đêm, những đóng góp của ngành Y không có tính phô trương, luôn thầm lặng khi mỗi năm cứu sống được trăm ngàn người, chữa khỏi và giúp những con người đang cận kề với cái chết được trở về cuộc sống thực tại, những thứ đó sẽ không ai để ý và nghiễm nhiên họ mặc định đó là trách nhiệm của người làm nghề. Đâu chỉ dừng lại ở đó, đứng trước bao khó khăn, áp lực vì nghề đôi khi cống hiến hết mình nhưng thu nhập của đại đa số những người làm nghề Y chỉ là mức trung bình, đã có những con số thống kê cụ thể mức thu nhập của các ngành nghề trong xã hội và ngành Y luôn đứng ở vị trí có mức thu nhập hết sức trung bình, minh chứng rõ nhất chính là những người giàu nhất nước ta và cả trên thế giới chưa bao giờ có tên Bác sĩ.

Những tiêu cực trong nghề Y đa phần bắt nguồn từ chế độ thấp

Bao giờ nghề Y sống được bằng lương?

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay các phòng khám tư, bệnh viện tư nhân mọc lên tràn làn, những tiêu cực ngành Y luôn xuất hiện như nhận phòng bì, ăn phần % hoa hồng dẫn tới nghề Y ngày càng bị xã hội lên án gay gắt, đây đều được cho rằng nguyên nhân của việc lương ngành Y không đủ sống, mọi người đều lách luật kiếm kế sinh nhai, lo cho bản thân và gia đình. Luôn biết, lương thấp và chế độ không tương xứng không phải câu chuyện của riêng của ngành Y nhưng so với những gì ngành Y cống hiến và tần suất thời gian làm việc thì quả là bất công với những người làm nghề.

Mới đây, chuyên mục tin tức mới có khảo sát ý kiến của những bác sĩ có thâm niên công tác trong ngành lâu năm và theo như chia sẻ được biết: Thực tế, lương của Bác sĩ theo chế độ nhà nước rất thấp. Những người làm việc lâu năm, khoảng trên 20 năm tại bệnh viện mới có mức lương khoảng 10-11 triệu đồng/tháng. Ngoài lương cứng Bác sĩ cũng có những khoản thu nhập bên ngoài như làm thêm giờ, trực ca, hay nhiều người chọn cách làm thêm tại các phòng khám tư để tăng thêm thu nhập, đó là khoản thu nhập của những người có cống lâu năm, còn với những bác sĩ trẻ, đó thật sự là sự cơ cực và khó khăn. Đối với những bác sĩ mới ra trường chỉ được hưởng lương tập sự, không được làm thêm ngoài giờ tại bệnh viện. Những người công tác đủ 5 năm trở nên mới có thể đứng tên mở phòng khám tư. Vô hình chung khoảng thời gian 5- 6 năm đầu Bác sĩ có thu nhập rất khó khăn.

Để bám trụ lại với nghề đa phần là những người yêu nghề và có tâm huyết với nghề, họ lấy niềm vui, sự động viên bản thân chính từ bệnh nhân, từ những nụ cười, cái nắm tay, lời cảm ơn chân thành hay những lần ngăn chặn được dịch bệnh, những ca sinh lúc nửa đêm khi tiếng khóc chào đời của đứa trẻ cất lên, nhìn niềm hân hoan hạnh phúc của gia đình bệnh nhân…, tất cả những thứ đó chính là động lực để họ gắn bó với nghề, chứ không phải là thứ gì khác, mà những cái đó chỉ những người làm trong ngành mới cảm nhận và thấu hiểu được.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version