Nghề điều dưỡng vất vả bội phần

Người làm nghề Điều Dưỡng là người luôn đồng hành cùng người bệnh những lúc bệnh tình nguy kịch cho đến khi khỏi bệnh. Họ luôn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình theo chỉ đạo của bác sĩ, trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Điều Dưỡng viên là người luôn giúp đỡ và hỗ trợ bác sĩ cũng như bệnh nhân

Nghề Điều Dưỡng luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

Máu me, chết chóc, bệnh tật, đau đớn, giằn vặt, khóc lóc, sợ hãi, điên cuồng, tất cả những thứ khó khăn nhất trên đời này đều quy tụ lại bệnh viện, nơi được gọi là ngôi nhà chung của xã hội và hàng ngày, hàng giờ, mỗi điều dưỡng viên mỗi bác sĩ phải chứng kiến những cảnh ấy trước cặp mắt tiều tụy. Có lẽ sẽ không ai bình tĩnh hơn họ, mặc dù có đôi  lúc yếu lòng, đồng cảm với nỗi đau bệnh nhân đang trải qua nhưng họ phải để sang một bên và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, vì nếu không là họ thì sẽ là ai đây, ai sẽ là người điều trị, cứu giúp, chăm sóc người bệnh đây, thậm chí trong những trường hợp cần thiết họ làm luôn vài trò của thầy thuốc tư vấn để tư vấn giúp người bệnh. Sống trên đời khó tránh khỏi những tai nạn, bệnh tật, tai ương, vì tạo hóa chẳng chừa ai cả. Có thể bị lúc sáng sớm, trưa nắng, chiều mưa hay tối đêm khuya, bất kỳ lúc Điều Dưỡng hay bác sĩ cũng cần “lên dây cót” trong tâm thế sẵn sàng đối đầu, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, bằng tất cả khả năng của mình để cứu những sinh mạng kia, kéo họ về với cuộc sống hiện tại hay đơn giản là giúp họ bước ra khỏi nỗi đau đang dày xéo trên thân xác.

Có lẽ chính vì đặc thù của nghề Điều Dưỡng nên với những bạn sinh viên đang theo học ngành này cần phải rèn luyện tâm thế bình tĩnh trước nỗi đau đồng loại, hay những thói quen cần phải có để phục vụ cho nghề như: luôn chu đáo, cẩn thận trong mọi vấn đề từ những điều nhỏ nhất. Ngoài những đức tính ấy ra còn phải tự rèn cho mình thói quen suy nghĩ, phân tích vấn đề từ nhiều phương diện để có cái nhìn đa chiều, bao quát được vấn đề, dựa trên nhiều góc độ để có những hành động đúng lúc và kịp thời nhất. Chính vì thế ngành Điều Dưỡng là một mắt xích quan trọng trong bộ máy ngành y, họ luôn đứng sau cánh gà để hỗ trợ giúp bác sĩ cũng như người bệnh hoàn thành trách nhiệm và vượt qua nỗi đau một cách tốt nhất.

Nghề Điều Dưỡng luôn khó khăn và vất vả từ lúc học cho đến khi đi làm

Khó gắn bó với nghề Điều Dưỡng

Nếu bạn tinh ý bạn sẽ nhận ra, đến 99% người làm nghề Điều Dưỡng đều là con gái, vì sao ư, vì nghề Điều Dưỡng vất vả vô cùng, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận và cả sự khéo léo trong mọi thao tác, sự nhạy bén trong công việc, nếu để công việc khó nhằn này cho nam giới thì e rằng sẽ không ổn, chính vì thế mà hiện nay chứng stress ở điều dưỡng đang ở mức báo động. Nhọc nhằn, vất vả như vậy, nhưng thu nhập và chế độ với Điều Dưỡng viên lại hề tương xứng, nếu bạn có người quen hay người thân làm nghề Điều Dưỡng thì bạn sẽ rõ, thu nhập của 1 Điều Dưỡng viên khi mới ra trường chỉ là 4 triệu đồng, thậm chí có nơi còn thấp hơn mức lương cơ bản, với mức lương ấy cùng trăm ngàn chi phí thì phải tằn tiện và khéo chi tiêu lắm mới có thể sống được. Mặc dù mức lương sẽ tăng dần theo trình độ và chức vụ cũng như thời gian công tác nhưng không thấm vào đâu so với công việc mà họ phải làm. Thực tế, nhiều người đã bỏ bệnh viện công để sang làm cho bệnh viện tư, mong có mức lương cao hơn, không ít người còn bỏ nghề ngay khi ra trường vì không chịu được vất vả cũng như sự bạc bẽo bởi nghề đem lại.

Nhiều người làm trong nghề cho rằng, nhà nước cũng như những người đứng đầu các cơ sở y tế cần cải thiện về mức lương cũng như chế độ đãi ngộ cho điều dưỡng viên, có như thế mới mong giữ chân được người giỏi ở lại với nghề Điều Dưỡng nhiều vất vả lắm đắng cay này. Nếu so nghề Điều Dưỡng ở nước ta với những nước bạn thì quả thật là thiệt thòi, các điều dưỡng viên nước bạn có môi trường làm việc tốt hơn, công việc cũng nhàn hơn vì có nhiều các trang thiết bị hỗ trợ, trong khi đó Điều Dưỡng nước mình phải xắn tay áo lên làm từ A- Z mà chế độ đãi ngộ còn quá bèo bọt. Mặc dù nước ta còn nghèo, còn hạn chế  nhưng hi vọng sẽ có một chế tương xứng với nghề Điều Dưỡng và với họ đây như một động lực nho nhỏ để tiếp tục phấn đấu với nghề.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version