Ngành Y ở Việt Nam yêu nghề chưa đủ mà cần có sự liều lĩnh

Chỉ những ai có đủ sự liều lĩnh mới dám theo ngành Y trong khi hệ thống Y tế trên thế giới luôn tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho Bác sĩ. 

Ngành Y ở Việt Nam cần sự liều lĩnh

Mọi người trong nghề vẫn nói vui với nhau: Theo ngành Y yêu nghề thôi chưa đủ mà cần có chút liều lĩnh mới dám theo nghề. Bởi ngành Y có thời gian học tập kéo dài hơn so với các ngành nghề khác. Nếu như bạn bè chỉ mất 4-5 để học đại học thì sinh viên Y phải học 6 năm, ra trường đi học thêm chuyên khoa, thực hành, có chứng chỉ hành nghề… mới được coi là Bác sĩ chính thức và được phép khám chữa bệnh cho người bệnh. Tổng thời gian học hành cũng mất từ 9-10 năm mới có thể hành nghề.

Ngành Y ở Việt Nam yêu nghề chưa đủ mà cần có sự liều lĩnh

Bác sĩ Hà Huyền phụ trách giảng dạy Chuyển đổi Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Sinh viên Y phải bỏ bao công sức, thời gian học tập, thậm chí đánh đuổi cả tuổi xuân để theo nghề còn ngành nghề khác chỉ cần học 4 năm đã có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao trong khi nghề Y lương thấp, chế độ đãi ngộ không có. Một Bác sĩ có lương chính 7,4 triệu, tiền bồi dưỡng khi làm các thủ thuật chuyên môn là 37.000đ/ca, Bác sĩ được trả tiền độc hại khi phải làm việc ở khoa truyền nhiễm làn 15.000 đ/ngày, làm sinh thiết màng phổi 20.000đ/ca, chọc dịch màng phổi 6.000đ/ca. Đó là đối với các Bác sĩ giỏi, có năng lực, qua đào tạo nội trú mới được như vậy còn nhưng người khác muốn làm việc trong bệnh viện công cũng phải mất tiền chạy chọt…

Ngành Y ngay từ bước đầu đã khó khăn, sinh viên cặm cụi chăm chỉ nỗ lục học hành gấp đôi gấp ba những người khác mới theo được. Đã vậy ra trường muốn tìm chỗ làm khá cũng khó, chỉ có những ai đủ can đam, dũng cảm thậm chí có chút liều lĩnh mới dám theo nghề. Để rồi khi bước vào nghề họ phải mất bao nhiêu năm cày kéo làm việc mới đủ tiền bù lại số tiền ăn học, xin việc trước đó đã bỏ ra?

Bệnh viện ở Việt Nam khác với nước ngoài thế nào?

Khó có thể so sánh nền Y tế Việt Nam với các nước phát triển nhưng có như vậy mới thấy Bác sĩ Việt làm việc trong điều kiện môi trường khổ quá.

Bác sĩ ở nước ngoài lương đủ chu cấp cho bản thân, gia đình, xin việc không phải chạy tiền chỉ cần có năng lực. Họ tuyển đủ Bác sĩ, Điều dưỡng viên để phục vụ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất  còn ở Việt Nam điều kiện làm việc chật hẹp, nghèo nàn, bệnh nhân quá tải, cán bộ nhân viên Y tế làm cả ngày không hết việc.

Nữ điều dưỡng Tâm Lan đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học cuối tuần chia sẻ: Ở nước ngoài họ hiểu rằng nhân viên Y tế được quan tâm đầy đủ mới có thể yên tâm chăm sóc phục vụ bệnh nhân tốt nhất, Bác sĩ được bảo vệ quyền lợi, khi bệnh nhân có dấu hiệu hành hung,xúc phạm nhân viên Y tế chỉ cần bấm nút sẽ có bảo vệ đến ngay. Trong khi đó ở Việt Nam người nhà bệnh nhân có thể hành hung bác sĩ bất cứ lúc nào, thậm chí bị xã hội đen dọa đuổi đánh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của Bác sĩ.

Hệ thống Y tế nước ngoài luôn tạo điều kiện cho các Bác sĩ, Điều dưỡng viên mới ra trường chỉ bảo tận tình. Mỗi năm được tập huấn đầy đủ về lí thuyết và thực hành đảm bảo kĩ năng tiêu chuẩn nghề nghiệp, đồng thời rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử với bệnh nhân. Trong khi các Bác sĩ, Điều dưỡng viên Việt Nam tự đăng kí các khóa học, chương trình học để nâng cao kiến thức chuyên môn của mình cũng bởi một phần chi phí dành cho Y tế ở nước ta quá thấp.

Sinh viên năm thứ ba Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bạn Hải Minh chia sẻ: Ở Việt Nam sự tương tác giữa Bác sĩ và bệnh nhân rất ít. Đi khám bệnh người bệnh nhận đơn thuốc từ Bác sĩ mà không biết mình bị bệnh gì, không dám hỏi thêm Bác sĩ hoặc được trả lời qua loa khiến bệnh nhân hoang mang. Còn Bác sĩ nên nói rõ ràng, giải thích tường tận cho bệnh nhân hiểu về tình trạng bệnh, phương pháp chẩn đoán, rủi ro đi kèm để mọi người an tâm điều trị.

Hệ thống Y tế ở Việt Nam còn nhiều lắm bất cập cần giải quyết tận gốc rễ vấn đề. bên cạnh đó ngành Y cũng cần chú trọng đảm bảo đời sống nhân viên Y tế bằng tiền lương, đãi ngộ, tạo điều kiện môi trường làm việc an toàn, thường xuyên có các chương trình nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y, Bác sĩ để thực hiện khám chữa bệnh tốt hơn.

Trên thực tế đời sống nhân viên Y tế nhiều khó khăn, còn với bệnh nhân thì ở viện là nỗi kinh hoàng. Bởi vậy cần có sự chung tay của cả xã hội mới mong cải thiện vực dậy cả ngành Y để bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân ở mức cao nhất.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version