Nghề giáo trường Y Dược cần một chữ tâm

Cứu chữa người bệnh, một thầy giúp con người tiếp nhận tri thức gây dựng tương lai. Tuy nhiên khi là thầy giáo của một trường Y Dược là người có cả hai khả năng trên chính vì vậy người thầy trường Y Dược cần cho mình đó chính là một chữ tâm.

Thầy giáo giỏi mới đào tạo được sinh viên tốt
Thầy giáo giỏi mới đào tạo được sinh viên tốt

Thầy giáo không giỏi trò cũng sẽ không tốt

Trước khi trở thành một người thầy giáo của trường Y Dược, cần phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện bản thân khá dài. Chỉ khi đạt tới một trình độ nhất định, đã có thể cứu sống được bệnh nhân mới trở thành một người thầy giáo giỏi. Người thầy này mang những kinh nghiệm của mình có được truyền lại cho các thế hệ sau, để các thế hệ sau tiếp tục kế thừa và phát huy những gì mà người thầy đã hết mình truyền đạt lại.

Khi đã là một thầy thuốc phải luôn nhớ rằng mình sẽ là người truyền đạt lại các kiến thức, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và tương lai của cả một cộng đồng. Vừa chăm sóc sức khỏe cho người dân, vừa tạo ra tương lai sáng ngời cho các học trò của mình, đó chính là những gì cao cả nhất của một người thầy giáo trường Y Dược. Tuy nhiên, dù đã là thầy giáo cũng cần phải tiếp tục học tập, học hỏi thêm những cái mới, cái tốt hơn, không được vì mình đã là thầy giáo mà không cần học thêm nữa, như vậy sẽ tụt lùi so với những thế hệ học viên đi sau.

Khi đã là một người thầy giáo giỏi, không được có bất cứ hành động nào trái với đạo đức nghề nghiệp, đi ngược lại với những trách nhiệm của một người thầy thuốc lẫn giáo viên. Hơn nữa, cần phải tạo ra được môi trường làm việc và học tập lành mạnh, chỉ có môi trường làm việc tốt, người thầy giáo mới có thể truyền đạt lại những kiến thức kinh nghiệm của mình, học trò mới tiếp thu được một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Thầy giáo giỏi mới đào tạo ra đường những học trò ưu tú.

Người thầy làm ngành Y Dược cần có một chữ tâm

Cần một chữ tâm

Tuy nhiên, không chỉ cần người thầy phải giỏi mà cái đòi hỏi ở người thầy giáo đó chính là cái tâm. Dạy học là một nghệ thuật, người dạy học lại là người nghệ sĩ, đặc biệt là người giáo viên trường Y Dược, truyền lại cho cả một thế hệ những kinh nghiệm và cách chữa bệnh cứu người. Dạy thế nào để cho học trò của mình thấy được cảm hứng, thấy được rằng nghề Y Dược là nghề đáng phải học, đáng được trân trọng. Điều đặc biệt, người thầy giáo luôn phải coi trọng học trò của mình, dù họ nghèo hay giàu, nhưng họ cần phải có cái y đức và cái tâm muốn học trong ngày này. Đây là một nghề đòi hỏi trách nhiệm của người thầy phải thật lớn, phải có lòng yêu nghề và đặc biệt là cần một chữ tâm.

Đã là người thầy giáo trường Y Dược làm nghề sư phạm, cần phải có sự tận tâm, tận lực cho cái nghề mà mình theo đuổi. Nếu không có tâm, người thầy giáo đó sẽ không thể truyền đạt lại cho học trò của mình những thứ tốt nhất, không tận tâm chỉ dạy, người thầy giáo đó sẽ không xứng đáng với cái tên mà mọi người gọi. Không có tâm đồng nghĩa với việc người thầy giáo làm việc với tâm lý miễn cưỡng, giảng dạy cho xong trách nhiệm, như vậy học trò sẽ không thể lĩnh ngộ được những kiến thức tốt nhất.

Đặc biệt người thầy giáo trường Y Dược lại cần cho mình một cái tâm sáng, hết lòng chỉ bảo cho học trò, có như vậy mới giúp người học trò của mình có thể vận dụng kiến thức cứu chữa cho người bệnh. Đừng bao giờ thề thốt bởi lời thề không có tác dụng, chúng chỉ được xem như một câu nói khiến người ta phải theo đuổi, bằng mọi giá hoàn thành lời thề đó. Chính điều này đã khiến nhiều người thầy giáo không thực sự nỗ lực trong công tác giảng dạy. Do đó, người thầy giáo đặc biệt là người làm công tác giảng dạy trong các trường Cao đẳng Y Dược cần phải có cái tâm, giàu lòng y đức mới giúp cho các thế hệ học sinh của mình trưởng thành hơn, có kiến thức sâu rộng, có thể cứu người chữa bệnh, đúng với cái danh người thầy thuốc Việt Nam.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version