Nghề Y và những điều bạn chưa biết

Dù là một ngành nghề khá quen thuộc như bao ngành nghề khác trong xã hội nhưng thực chất trong ngành Y còn quá nhiều góc khuất mà chúng ta những người ngoài cuộc không hề hay biết.

Nghề Y và những điều bạn chưa biết

Theo ngành Y đòi hỏi bạn cần là người vừa giỏi vừa khỏe

Điều đầu tiên phải nói đến đó là môi trường học tập và làm việc của ngành Y rất vất vả, đòi hỏi bạn phải có sự tập trung cao độ và thời gian dành cho việc học là rất nhiều với khối lượng kiến thức cũng không hề nhỏ. Sinh viên ngành Y sẽ làm quen với việc trực đêm, tiếp xúc với môi trường thuốc… nếu không có thể lực tốt, các bạn sẽ khó theo được chương trình học dài tới 6- 7 năm.

Còn về mặt tinh thần, trước khi học sinh viên cần hình dung ra công việc mà mình sẽ làm, môi trường mình sẽ tiếp xúc. Học ngành Y, phải chấp nhận việc hàng ngày tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân với các hóa chất với những hình ảnh đôi khi rất đáng sợ. Nếu không có tinh thần thép, bỏ qua những nỗi sợ về nghề thì rất khó theo nghề. Khi làm bác sĩ sẽ thường xuyên phải đốt mặt với những xét nghiệm y tế từ máu, mủ, nước tiểu, thuốc kháng sinh, kim tiêm, dao kéo…. Và được thực hành trên chính xác thịt người bệnh.

Học “không giống bình thường”

Khối lượng kiến thức ngành Y rất nặng. Ngoài việc thời gian học kéo dài tới 6-7 năm, sinh viên trường y thường xuyên phải trải qua những đợt thi cử, kiểm tra gắt gao. Việc sinh viên sáng học trên giảng đường chiều và tối trực trong bệnh viện là điều rất bình thường đối với những sinh viên học các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược.

Nếu không chăm chỉ và miệt mài học ngày học đêm thì sinh viên trường Y vốn đã khó vào nay lại con khó ra hơn.

Áp lực, căng thẳng đó là những vấn đề thường trực trong nghề Y

Công việc của người bác sĩ rất nhọc nhằn

Thay vì ngày làm 8 tiếng như những ngành nghề khác, bác sĩ phải chấp nhận việc ăn-ngủ-và sống trong bệnh viện 24/24. Ngoài làm giờ hành chính để khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ còn phải thường xuyên trực đối mặt với những ca cấp cứu hay trở dạ lức nửa đêm. Chính vì với cường độ công việc lớn nên bác sĩ thường xuyên bị căng thẳng, đầu óc mệt mỏi, thậm chí đã không ít các bác sĩ đã phải về nghỉ hưu trước độ tuổi vì cái nghề nó bào mòn sức khỏe của người làm nghề quá lớn.

Khi đã chọn làm nghề Y thời gian dành cho gia đình sẽ rất ít, thời gian chăm sóc bản thân lại còn ít hơn. Nếu có lúc nào thưa bệnh nhân thì mong muốn của họ chỉ là được ngủ một giấc ngủ chọn vẹn, ăn một bát cơm nóng dẻo khi không phải gật mình thót tim khi nghe tiếng xe cấp cứu, tiếng chuông điện thoại reo khi đồng nghiệp gọi đến bệnh viện gấp kiểm tra tình trạng bệnh của bệnh nhân biến chuyển xấu.

Đó là những công việc mà một người làm nghề Y sẽ thường xuyên phải trải qua, còn chưa kể đến bác sĩ lúc nào cũng phải “cảnh giác” trước sự rình rập của “ camera giấu kín” hay sự soi mói của người bệnh đến khám, chỉ cần một lời nói nặng lời, một thái độ vô ý làm động chạm đến lòng từ ái và cái tôi của người bệnh và người nhà người bệnh thì chỉ chốc lát, hình ảnh người bác sĩ đó sẽ tràn lan trên tin tức mới, các diễn đàn để người ta lôi ra bình phẩm và phán xét bằng những lời lẽ cay độc.

Vẫn biết làm nghề nào cũng có những khó khăn vất vả, nhọc nhằn nhưng nghề Y luôn có những đòi hỏi khắt khe cao hơn cả, chỉ những người thật sự yêu nghề, coi nghề là một phần cuộc sống của mình mới đủ sức để chạy theo những khó khăn mà nghề mang đến.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version