Người thầy thuốc dựa vào ai khi đau ốm?
Một ngày đầy nắng giữa tháng 3, H. (bác sỹ đa khoa) cũng là bạn thân của tôi nhắn tin:“Chắc mình chọn sai nghề rồi, mình thấy nghề thầy thuốc quá áp lực, mình thấy bản thân vô dụng và mất niềm tin với công việc. Mình muốn bỏ nghề”. Và tôi, là người trong ngành cũng hiểu hơn ai hết rằng trường hợp như H. không phải hiếm trong Y khoa.
- Thầy thuốc tư vấn món ăn chữa chứng mất ngủ cực tốt
- Thầy thuốc làm Thầy giáo trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Thầy thuốc tư vấn cách điều trị bệnh viêm phế quản cấp
Hội chứng kiệt quệ phổ biến trong nghề Y
H. là đồng môn của tôi, là một sinh viên giỏi của khoa, của trường, có ý chí phấn đấu rất cao, luôn cố gắng trong cuộc sống và công việc. Vì thế cũng dễ hiểu rằng anh đang ở trong đỉnh cao phong độ, công việc, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau để phấn đấu và cố gắng nhiều hơn trong công việc.Vậy nhưng giờ đây, anh cũng đã phải thốt lên như thế.
Đó là việc bác sỹ không còn cảm hứng làm việc, không còn niềm tin vào trình độ của bản thân trong việc điều trị cho bệnh nhân, hoài nghi về lựa chọn nghề nghiệp, không còn muốn cống hiến, cố gắng hay phấn đấu cho nghề Y nữa.
Hội chứng kiệt quệ của thầy thuốc ngày càng phổ biến
Tình trạng này được gọi là hội chứng lâm sàng với những biểu hiện rõ ràng và đặc trưng.
Tôi còn thấy các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Yên Bái đang thực tập tại bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang kể: bác sỹ H. còn có thể lực giảm sút. Anh không còn nhận định tốt trong công việc như trước đây, lúc nào cũng tách mình ra khỏi đồng nghiệp trong khoa, trong bệnh viện và thậm chí còn thiếu quan tâm đến bệnh nhân của mình. Tất cả những biểu hiện trên chính là nguyên nhân khiến họ giảm trình độ chuyên môn, điều trị bệnh nhân giảm hiệu quả và nguy hiểm nhất là dễ mắc sai lầm trong y khoa hơn tất thảy. Người trong nghề gọi đây là “burnout” hay còn gọi là tình trạng kiệt quệ.
Có thể nói bác sỹ, điều dưỡng, y tá hay bất kỳ một cán bộ y tế nào đảm nhiệm công việc áp lực, hi sinh và căng thẳng đều rất dễ mắc hội chứng kiệt quệ đầy hệ lụy này.
Bác sỹ tự tử thành công hơn người khác
Tuy nhiên, với H. Thì tình trạng này cũng vẫn là ở trong giai đoạn đầu, hậu quả vẫn có thể khắc phục và có thể chữa được.
Vậy nhưng không phải bác sỹ nào cũng may mắn như người bạn tôi. Họ có thể muốn đánh đổi sự sống, sự nghiệp của mình bằng cách tìm đến cái chết. Vấn nạn tự tử trong nghề Y ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là ở Mỹ, đất nước có nền kinh tế và môi truờng y tế chất lượng cao thì vấn nạn này lại càng lan nhanh, lan rộng hơn.
Thực tế chứng minh có đến 300 – 400 bác sĩ nước Mỹ tự tử. Với trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên ngành đã khiến bác sỹ có khả năng giết chết mình đơn giản và thành công hơn người bình thường. Tỷ lệ này là 2,3 lần và bác sĩ nam thì có thể chết dễ hơn người khác đến 1,4 lần. Hơn ai hết, họ là người biết được cách nào để chết nhanh hơn, tốt hơn người còn lại.
Vấn nạn tự tử của nghề Y
Khi tôi hỏi, tại sao bạn lại cảm thấy như thế, H. phân trần với nét buồn rười rượi và đôi mắt thâm quầng, khuôn mặt hốc hác tiều tụy rằng: đợt này, bệnh nhân của mình liên tiếp ra đi, mình không hiểu nguyên nhân do bệnh tình nặng hay chuyên môn của mình có vấn đề nữa, là người thầy thuốc, cứu chữa bệnh nhân là sứ mệnh của mình mà mình không giúp gì được họ cả. Mình thực sự thấy vô dụng, bất lực và thất vọng về bản thân vô cùng…”.
Vậy đấy, những lúc mệt mỏi, những lúc chỉ có một mình đối mặt với cả núi công việc, với hàng loạt các ca bệnh khó khăn, rồi người bệnh cứ thế ra đi trong sự dằn vặt của người thầy thuốc thì nào có ai hiểu, ai ở bên động viên nổi một câu.
Là người bình thường, không phải trong nghề, bạn hay bất kỳ ai cũng nên cảm thông với người thầy thuốc một chút, đời người không ai không mắc sai lầm cả. Quá vất vả, quá hi sinh và thiệt thòi khiến người bác sỹ gặp nhiều vấn đề khó nói.
Sau màu áo blouse trắng ấy, không phải là một thiên tài cũng không hẳn là một rô bốt được lập trình sẵn để làm gì cũng chính xác đến từng chi tiết. Người thầy thuốc cũng là con người và cần được cảm thông hơn cả từ xã hội. Vì những lúc họ kiệt quệ, mất niềm tin, họ chẳng biết nương nhờ vào ai cả.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn