Những nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị mà mẹ dễ bỏ qua
Cận thị là một bệnh lý gây nên các tật khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt khiến nhãn cầu dài ra, làm người bệnh chỉ có thể nhìn thấy những vật ở gần, còn những vật ở xa thì nhìn không rõ.
- Các mẹ có biết, trẻ thiếu Vitamin A sẽ bị mù
- Bệnh ung thư võng mạc gây nguy hiểm cho trẻ
- Chứng bệnh đồng tử trắng nguy hiểm ở trẻ em
Những nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị
Cận thị do sử dụng các thiết bị điện tử
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 3 triệu trẻ em bị cận thị, trong đó tập trung chủ yếu ở các thành thị. Xem ti vi và sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều là nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị hàng đầu.
Có thể bố mẹ đã cho trẻ xem ti vi quá nhiều và quá gần thậm chí trong một thời gian lâu, không cho mắt nghỉ ngơi. Hiện nay, lại còn rất nhiều những thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng được trang bị cho bé chơi trò chơi hoặc xem clip mà bé yêu thích đã vô tình đẩy bé mắc các tật về khúc xạ nhiều hơn.
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên có kiểm soát để hạn chế bé bị cận thị do các thiết bị điện tử.
Trẻ học quá nhiều
Học quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị chỉ sau việc sử dụng các thiết bị điện tử. Do việc học nhiều khiến áp lực lên mắt tăng, mắt trẻ được nghỉ ngơi ít, không có thời gian tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, mắt bé bị cận thị và lên độ rất nhanh vì điều này.
Trẻ thiếu ngủ
Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ, đặc biệt trong giai đoạn từ 7 – 9 tuổi và 12-14 tuổi, là một trong những tình trạng khiến cận thị gia tăng.
Học hoặc đọc sách trong điều kiện ánh sáng không tốt
Ánh sáng tốt nhất cho mắt của bé là ánh sáng vàng, ấm, không quá chói và cũng không quá tối mà chỉ đủ sáng để mắt của trẻ không bị căng thẳng khi đọc sách. Nếu không đáp ứng được điều này thì việc trẻ bị cận thị tăng lên là điều không tránh khỏi.
Thời gian hoạt động ngoài trời quá ít
Không gian sống chật hẹp và bé không có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và thường xuyên nhìn ánh sáng xanh khiến bé có nguy cơ cận thị rất cao.
Và với thời gian ở trong nhà nhiều thì việc trẻ tiếp xúc với máy tính, ti vi lại càng cao. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị gia tăng.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ có thể bị cận thị như trẻ sinh non, thiếu tháng và nhẹ cân thì sẽ có nguy cơ mắc cận thị bẩm sinh hoặc những năm tháng đầu đi học.
Còn một số khác rất có thể là bị di truyền từ bố mẹ với nguy cơ rất cao. Đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị mà có lẽ các mẹ sẽ không chú ý tới.
Phương pháp điều trị bệnh cận thị ở trẻ
Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám Bác sĩ ngay khi có nghi ngờ trẻ bị cận thị để tìm ra các phương pháp hỗ trợ và điều trị kịp thời cho bé.
Cho bé đeo kính cận phù hợp với tình trạng cận của mắt, tránh để trẻ nheo mắt và cố gắng nhìn khiến tình trạng cận thị nặng thêm.
Bố mẹ nên đưa bé đi khám mắt và sức khỏe thường kỳ 6 tháng/ 1 lần để thay kính, kiểm soát độ cận sao cho phù hợp.
Nếu đã hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị thì bạn sẽ có những biện pháp phòng tránh kịp thời, để không khiến con mình bị mắc các tật khúc xạ về mắt.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn