Những cây thuốc nam có công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh về xương khớp

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các loại thuốc tây ra đời nhiều nhưng vẫn không thể điều trị dứt điểm các bệnh về xương khớp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, các bài thuốc nam được lưu truyền từ xa xưa vẫn luôn được nhiều người tin tưởng và lựa chọn để chữa bệnh xương khớp.  

Việc sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp sẽ giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng đau nhức khớp, co quắp cơ xương, tê bại tay chân và duy trì chức năng vận động của xương khớp, hạn chế nguy cơ tàn phế.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Định công tác tại trường Cao đẳng Y Dược cho biết, các cây thuốc nam như: cây Cỏ xước, cây Xấu hổ, cây Tần giao, cây Lá lốt thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp.

Cây Cỏ xước

Cỏ xước là một vị thuốc quen thuốc được người dân sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Theo Đông y, cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng giảm đau, chống viêm, thúc đẩy lưu thông máu, bổ gan thận, mạnh gân cốt rất hữu hiệu.

Một số các cách chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng cỏ xước là:

Cây Xấu hổ

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, là một loài thảo dược mọc hoang ở ven đường, nơi ruộng đồng, đám cây bụi cỏ. Trong y học cổ truyền, cây xấu hổ được coi là một vị thảo dược có tác dụng chữa bệnh rất hay. Cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn với tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau, chống viêm, hạ huyết áp, tiêu tích, lợi tiểu. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng nhận thấy, cây xấu hổ có khả năng ức chế thần kinh trung ương, dùng chữa mất ngủ và các chứng đau xương nhức khớp.

Để dùng cây xấu hổ chữa bệnh, người ta đem rễ cây xấu hổ về rửa sạch, thái mỏng rồi dùng tươi hoặc dùng khô bằng cách phơi sấy khô. Những người bị viêm đa khớp dạng thấp có thể tham khảo bài thuốc chữa bệnh sau đây:

Cây Lá lốt

Cây lá lốt thường được trồng để làm gia vị, làm rau ăn và làm thuốc chữa bệnh nên rất quen thuộc với người dân. Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh là vị, tỳ, gan, mật với tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Từ ngày xưa, lá lốt đã được dùng làm thuốc chữa đau đầu, đau răng, đau bụng, tiêu chảy, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân…

Để dùng lá lốt chữa bệnh, người ta thường thu hoạch thân, hoa, rễ lá lốt đem về dùng tươi hoặc phơi khô. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc từ lá lốt dưới đây để chữa viêm đa khớp, đau tức tê bại tây chân:

Cây Tần giao

Theo Đông y, cây Tần giao có vị đắng cay, tính hơi hàn, với tác dụng trừ phong thấp, thanh hư nhiệt, thư cân hoạt lạc nên thường được dùng trong các trường hợp phong thấp tý thống, cốt chưng triều nhiệt, gân xương co quắp, trị đầu phong, vàng da, đại tiện ra máu, giải độc rượu, chữa viêm xoang. Y học hiện đại cũng đã đưa tần giao vào nghiên cứu và nhận thấy hoạt chất Gentianin A có khả năng tác động lên hệ thần kinh kích thích chức năng của tuyến Yên nên kháng viêm rất mạnh. Vi vậy, tần giao đã được bào chế thành các bài thuốc điều trị một số triệu chứng bệnh như đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, đau bắp thịt và một số cơ quan khác trong cơ thể do bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp gây ra.

Để dùng cây Tần giao chữa bệnh viêm đa khớp, phong thấp, viêm khớp, người bệnh áp dụng bài thuốc sau:

Cây chìa vôi

Cây chìa vôi là một loại thảo dược có vị ngọt đắng, tính mát, với tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, tán kết, hành huyết, trừ tê thấp, thường được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp và cơ gân, phong thấp, bong gân, trừ nhọt độc, tiêu thũng, điều trị sưng hạch bạch huyết, chữa rắn độc cắn, viêm thận,…

Khi sử dụng cây chìa vôi để làm thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp, ta có thể dùng riêng cây chìa vôi hoặc kết hợp cây chìa vôi với các thảo dược khác theo bài thuốc sau đây:

Nguồn: Cao đẳng Y Dược

Exit mobile version