Những điều cần biết về bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn là một hội chứng được đặc trưng bởi giãn buồng tim và rối loạn chức năng tâm thu của 1 hoặc cả 2 thất. Vậy bạn cần biết điều gì về bệnh cơ tim giãn?

Những điều cần biết về bệnh cơ tim giãn

Dưới đây là nguyên nhân và chẩn đoán bệnh cơ tim giãn, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn

– Không rõ nguyên nhân.

– Nhiễm độc rượu, 5FU, cobalt, cocain…

– Thiếu máu cơ tim, nhất là trong trường hợp hẹp cả 3 nhánh động mạch vành.

– Tăng huyết áp.

– Nhiễm trùng gây viêm cơ tim cấp, bán cấp, mạn tính.

– Bệnh hệ thống.

– Bệnh nhiễm sắc tố sắt.

– Bệnh cơ tim chu sản.

– Thiếu chất dinh dưỡng: B1, selen

– Bệnh di truyền liên quan đến NST X.

– Loạn nhịp nhanh mãn tính không kiểm soát được.

Hướng chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

– Lâm sàng:

+ Triệu chứng cơ năng:

+ Triệu chứng thực thể:

– Cận lâm sàng:

+ X quang: Hình tim to toàn bộ, nhất là tim trái. Tăng tuần hoàn phổi.

+ Điện tâm đồ: Tăng gánh tâm thu hay gặp nhất. Nhịp nhanh, rối loạn nhịp thất hoặc trên thất. Rối loạn dẫn truyền block nhánh trái. Rối loạn tái cực, suy tim trái biến đổi bất thường.

+ Siêu âm: Giãn 4 buồng tim, trong buồng tim có thể có huyết khối. Vách tim giảm co bóp đối xứng cả hai buồng thất.

+ Không có bệnh lý van tim, màng ngoài tim.

+ Hở van 2 lá và 3 lá do giãn các buồng tim (các van thanh mảnh, kém di động).

+ Chức năng tâm thu: EF giảm.

– Thông tim, chụp động mạch vành: Có giá trị chẩn đoán phân biệt với nguyên nhân do mạch vành nhưng không làm thay đổi cách điều trị, trừ trường hợp động mạch vành trái lạc chỗ gây suy tim trái từ khi nhỏ tuổi hoặc dị tật cần và có thể điều trị được bằng phẫu thuật.

– Các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân của bệnh chuyên khoa này: Chỉ định khi lâm sàng có nghi ngờ suy thận, suy hoặc cường giáp, collagenosis.

– Đây là bệnh khó tiên lượng, điều trị suy tim có thể khỏi nhưng hay tái phát. Có những trường hợp khỏi nhưng tử vong là phổ biến, thường trong vòng 3 tháng đến 3 năm sau giai đoạn khởi phát, có trường hợp 6 – 10 năm.

– Các biến chứng thường gặp như suy tim phải, trái gây giảm cung lượng tim, tắc mạch, rối loạn nhịp tim.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version