Những điều cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh của phụ nữ

Thông tin từ người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh đã giết con ở Thạch Thất, Hà Nội, từ đó dấy lên nhiều nghi vấn xoay quanh căn bệnh “đáng sợ” này.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, đa số những phụ nữ sau khi sinh thường có những thay đổi về mặt tâm sinh lý dễ dẫn đến bệnh trầm cảm do lượng hormon trong máu thay đổi. Lúc này nồng độ estrogen, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid giảm nên rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh đó, những thay đổi về huyết áp cùng sự suy giảm miễn dịch và những biến đổi trong chuyển hóa cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra, sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý, những đau đớn trong quá trình sinh nở cũng những tâm lý về việc chăm sóc con cũng tạo nên những thay đổi trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời, những nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh còn là những người có tiền sử bị trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh và những phụ nữ có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội thì nguy cơ trầm cảm là rất lớn.

Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh là một bệnh lý học nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện được căn bệnh này kịp thời thì chúng ta có thể kiểm soát được mức độ nguy hiểm căn bệnh này gây ra. Để phát hiện căn bệnh này thì cần biết được căn bệnh này có biểu hiện như thế nào?

           

Căng thẳng, mất tập trung là dấu hiệu bệnh trầm cảm

Cơ thể bị suy nhược

Bệnh trầm cảm sau sinh có biểu hiện đầu tiên là cơ thể bị suy nhược, rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và thờ ơ với việc nhà và việc chăm con mà không xuất phát từ nguyên do cụ thể nào. Các dấu hiệu cảnh báo như đau dữ dội ở đầu, cổ lưng và tim, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Căng thẳng

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà, đồng thời họ không muốn giao tiếp với bên ngoài kể cả người thân và bạn bè, họ dễ có cảm giác hoảng hốt với những tình huống hàng ngày và rất khó bình tĩnh nếu không được người khác giúp đỡ. Chính vì vậy, sau khi sinh bạn nên tự giảm tải áp lực cho mình, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng một thời gian dài.

Mất tập trung

Bị mất tập trung trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày cũng là dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh ở phụ nữ, khi đọc sách hay xem tivi họ không còn cảm giác hay chút ấn tượng, trí nhớ gì ở bộ phim đó thì người thân cũng cần xem xét và có biện pháp giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng này.

Không có hứng thú trong quan hệ vợ chồng

Không có cảm hứng trong đời sống sinh hoạt vợ chồng cũng có thể gặp ở các phụ nữ sau khi sinh. Nếu không nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ người đàn ông thì căn bệnh của họ sẽ càng trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn, từ đó khiến họ quên đi việc chăn gối của các cặp vợ chồng.

Cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng, không thể kiểm soát

Cách điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh

Theo các Thầy thuốc tư vấn, bệnh trầm cảm có thể không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe vì vậy gia đình và người thân cần sớm có biện pháp chữa trị cho phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Theo các thầy thuốc để chữa trị căn bệnh này cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon và các loại thuốc phòng ngừa bệnh trầm cảm. Tùy từng mức độ căn bệnh để Bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Với liệu pháp tâm lý, các gia đình có thể làm tại nhà bằng cách giảm tải các áp lực với phụ nữ, đồng thời thường xuyên chia sẻ và hỏi han để bệnh nhân thấy có sự đồng cảm. Trong trường hợp bệnh nặng thì có thể dùng liệu pháp hormon, các hormon này được kết hợp với các loại thuốc chống bệnh trầm cảm để giúp chị em phụ nữ không còn căng thẳng và mệt mỏi.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm không thể tự kiểm soát hành vi thì gia đình cần đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế để có sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa cùng các bác sĩ tâm lý để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version