Những hiểu lầm của xã hội đẩy người nhiễm HIV vào đường cùng
Chính những hiểu biết sai lầm về bệnh cùng sự kỳ thị oan uổng của xã hội đang khiến cuộc sống của những người nhiễm HIV bị đẩy vào đường cùng.
- Ngủ nhiều hơn 7-8 tiếng/ngày dễ… chết sớm
- Ăn trứng mỗi ngày để bảo vệ não hiệu quả
- Sai lầm chết người khi sử dụng điều hòa trong ngày
Những hiểu lầm của xã hội đẩy người nhiễm HIV vào đường cùng
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, HIV là căn bệnh dễ lây nhiễm và cần phải xa lánh, thậm chí không ít người còn ngại đứng gần và tiếp xúc với người bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, đó chỉ là những ngộ nhận, thực tế chính sự thiếu hiểu biết và kỳ thị oan uổng đang khiến cuộc sống những người bị HIV rơi vào khốn cùng, thay vì nỗi đau bệnh tật.
Dưới đây là những hiểu lầm của mọi người về căn bệnh HIV mà cần phải được thay đổi:
Tiếp xúc với người nhiễm HIV sẽ bị lây bệnh
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi HIV có 3 con đường lây nhiễm cơ bản bao gồm: việc dùng chung kim tiêm chích, quan hệ tình dục và lây nhiễm từ mẹ sang con và việc tiếp xúc thông thường với người bệnh không khiến việc lây nhiễm virus HIV có thể xảy ra. Thậm chí, không phải trường hợp nào tiếp xúc với bệnh nhân HIV qua 3 con đường lây trên đều có thể lây bệnh. Việc lây nhiễm HIV qua tiếp xúc thông thường đa phần là các bệnh nhiễm trùng cơ hội, điển hình là lao hoặc ở những bệnh nhân nặng đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Tiếp xúc với người nhiễm HIV sẽ bị lây bệnh
Dùng chung kim tiêm làm lây HIV ngay lập tức
Theo phân tích của các bác sĩ, trong trường hợp dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm và vô tình khiến virus HIV đi vào cơ thể, nhưng nếu lượng máu ở đầu xilanh ít, tức là số lượng virus nằm trong máu ít, khi vào cơ thể chưa kịp sinh sôi nảy nở, chúng đã bị hàng rào của cơ thể tiêu diệt, làm mất khả năng lây bệnh. Do đó, khi vô tình bị kim tiêm của người nhiễm HIV đâm vào cơ thể, nếu đầu mũi tiêm không có máu, bạn sẽ không có khả năng bị lây bệnh.
Nhiễm HIV là do hư hỏng, tệ nạn
Nhiều người vẫn quan niệm rằng, những người bị HIV là do ăn chơi, hư hỏng và tham gia vào các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp mang bệnh là nạn nhân hoặc vô tình bị lây nhiễm do tai nạn nghề nghiệp, bị tấn công, làm từ thiện,…Chính những hiểu biết sai lầm và kỳ thị đã vô tình đẩy cuộc sống của những người bị nhiễm HIV vào con đường bế tắc, thậm chí không ít trường hợp tự tử do không chịu được áp lực từ dư luận xã hội.
Nhiễm HIV là do hư hỏng, tệ nạn
Mẹ bị HIV sinh con cũng bị nhiễm
Người ta vẫn thường quan niệm rằng, máu mẹ giúp nuôi dưỡng bào thai nên khi mẹ bị nhiễm HIV sinh con ra cũng sẽ mắc bệnh tương tự. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng, việc lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ vì bánh nhau thai luôn có 3 màng lọc và những màng siêu lọc này sẽ ngăn những tế bào HIV nên chúng rất khó chuyển từ mẹ sang con. Việc lây nhiễm chỉ diễn ra trong lúc chuyển dạ, khi độ mở của bộ phận sinh dục người mẹ thấp, gây rách tầng sinh môn chảy máu và trong quá trình đưa con ra, nếu bé có xây xước khi tiếp xúc với máu mẹ thì sẽ nhiễm bệnh còn trong trường hợp không có bất cứ xây xước nào thì bé sẽ được an toàn. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, nên tiến hàng làm các xét nghiệm y tế để chắc chắn rằng trẻ có bị lây nhiễm HIV từ mẹ hay không.
Đã đến lúc xã hội cần phải thay đổi nhận thức về căn bệnh HIV và có cái nhìn đồng cảm, sẻ chia với người bệnh để giúp họ hòa nhập với cộng đồng. Thực chất, HIV không dễ bị lây và người mang bệnh cũng không mang án tử cận kề như các trường hợp mắc bệnh khác như ung thư, tiểu đường hay cao huyết áp. Thậm chí, khi dương tính với HIV, bệnh nhân vẫn có thể sống từ 5-10 năm nếu không được điều trị, còn khi được điều trị ARV, họ có thể sống đến cuối đời và ra đi vì các căn bệnh tuổi già chứ không phải do HIV.
Hiền Thân – ytevietnam.edu.vn