Những loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi
Tiêm vắc xin là một trong những cách phòng ngừa bệnh tật hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt là với trẻ em. Vậy trẻ em cần tiêm những loại vắc xin nào từ 0 đến 5 tuổi?
- Bộ Y tế thông báo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh năm 2019
- Đối tượng cần đi tiêm chủng vacxin là ai?
- Những ngộ nhận của các bà mẹ khi tiêm chủng cho con
Những loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi
Những loại vắc xin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi
Theo Tin tức Y học, trẻ em trong giai đoạn từ lúc mới sinh đến khi tròn 1 tuổi là lúc trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nguy cơ di chứng và tử vong cao. Chính vì thế đây là giai đoạn trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin nhất.
- Vắc xin phòng lao và viêm gan B
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B. Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ tiêm vắc xin phòng lao BCG càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày sau sinh. Vắc xin tiêm phòng viêm gan B và vắc xin phòng lao có thể tiêm cùng một thời điểm nhưng sẽ tiêm ở 2 vị trí khác nhau. Lưu ý trẻ phải đạt trên 2.5kg mới đủ yêu cầu về cân nặng khi tiêm phòng lao.
- Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu
Vắc xin tiêm phòng ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu Streptococcus pneumoniae như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.
- Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib
Hay còn gọi là vắc xin Pentaxim 5 trong 1 giúp ngừa 5 bệnh là: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib gây ra. Nếu như trẻ tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem) thì cần bổ sung vắc xin ngừa bại liệt vì trong vắc xin này không bao gồm thành phần ngừa bại liệt.
- Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus
Các bác sĩ tư vấn cho biết, đây là loại vắc xin được chỉ định phòng bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota gây ra.
- Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C
Theo tin tức Y tế, hiện nay có 3 chủng vi khuẩn mô cầu nguy hiểm nhất (A, B, C) và có vắc xin phòng bệnh. Cha mẹ nên tiêm đầy đủ 2 loại vắc xin phòng viêm não mô cầu tuýp A+B và B+C theo đúng lịch để tạo miễn dịch tốt nhất.
- Vắc xin phòng Cúm
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm virus cúm và dễ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong khi bệnh nặng. Chính vì thế các chuyên gia khuyến cáo, trẻ từ 6 tháng tuổi nên được đưa đi tiêm vắc xin phòng bệnh càng sớm càng tốt.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ
Những loại vắc xin cần tiêm cho trẻ từ 1 – 5 tuổi
Khi trẻ ở trong độ tuổi từ 1- 5 tuổi, ngoài những mũi tiêm nhắc của một số vắc xin đã được tiêm, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ tiêm phòng những loại vắc xin mới để phòng bệnh cho trẻ.
- Vắc xin phòng thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan thành dịch và gây các biến chứng nguy hiểm, do đó trẻ cần được tiêm vắc xin phòng thủy đậu.
- Vắc xin phòng viêm gan A
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với đồ vật có nhiễm phân người bệnh dù là lượng rất nhỏ. Chính vì vậy việc tiêm phòng viêm gan A rất cần thiết đặc biệt là với trẻ em có sức đề kháng còn tương đối kém.
- Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus viêm não Nhật Bản gây ra, khiến hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, nặng có thể tử vong. Muỗi là vật trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Do vậy cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ.
- Vắc xin phòng viêm não mô cầu A+C
Cùng với vắc xin phòng viêm não mô cầu tuýp B+C, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng viêm não mô cầu tuýp A+C. Lịch tiêm vắc xin này gồm 2 mũi: mũi 1 khi trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm nhắc lại một mũi sau mũi đầu từ 3-5 năm.
- Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella
Sởi, quai bị và rubella đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó cần tiêm vắc xin phòng ngừa cho trẻ.
- Vắc xin phòng thương hàn
Các bác sĩ cho biết, Thương hàn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết gây nên bởi trực khuẩn Salmonella typhi, lây truyền qua đường tiêu hoá, gây sốt, nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân, đau bụng, tổn thương da và có thể ảnh hưởng đến cả các cơ quan như gan, tim… nếu như không được tiêm phòng từ nhỏ.