Những nguyên nhân gây bệnh giang mai đối với giới trẻ
Xoắn khuẩn giang mai là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm có khả năng sống và tồn tại ngay tại môi trường bên ngoài, loại vi khuẩn này có hình xoắn, phát triển chậm nhưng lại có sức sống bền bỉ và mạnh mẽ. Chính vì vậy, bên cạnh việc lây lan qua đường tình dục thì bệnh giang mai còn có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây nên bệnh giang mai để kịp thời phòng tránh.
- Giang mai – bệnh nguy hiểm ít người biết
- 7 bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ mắc nhất
- Sinh hoạt tình dục cần chú ý đến bệnh Chlamydia
Những nguyên nhân gây bệnh giang mai
Trên cơ thể người, vị trí để xoắn khuẩn giang mai dễ xâm nhập và cư trú thích hợp nhất là những vị trí tại mắt, miệng, niêm mạc hậu môn và bộ phận sinh dục. Ngoài tên gọi là bệnh giang mai, bệnh còn được gọi là bệnh nhiễm trùng đường tình dục, đây là loại bệnh được gặp ở khá nhiều người do loại xoắn khuẩn giang mai có tên Treponema pallidum gây nên.
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục là một trong những nguyên nhân gây bệnh giang mai nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn. Đa số bệnh nhân bị nhiễm bệnh đều do con đường này gây nên. Tuy nhiên bệnh giang mai chỉ là một trong những bệnh lây lan qua tình dục, nếu quan hệ không an toàn, bạn có thể bị bất cứ bệnh khác như bệnh lậu, HIV…
Nguy hiểm hơn, xoắn khuẩn giang mai phát triển chậm vì thế khi người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum không hề có bất kỳ hiện tượng gì trong giai đoạn đầu. Chính vì vậy, khi quan hệ vẫn không có những biện pháp phòng tránh gì, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh giang mai một cách nhanh và lan rộng nhất.
Giới trẻ hiện nay là những trường hợp dễ mắc căn bệnh xã hội này nhất vì lối sống phóng khoáng, nhiều bạn tình cũng như hạn hẹp về những kiến thức tình dục an toàn. Chính vì vậy nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội là rất cao, trong đó có bệnh giang mai.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc phòng tránh tốt nhất và tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai qua đường tình dục thì cả hai bạn đều phải có sự bảo vệ và tôn trọng đối phương, xây dựng mối quan hệ lành mạnh, một vợ một chồng và không có những mối quan hệ xã hội ngoài luồng khác.
Lây nhiễm qua đường máu
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây lan qua đường tình dục dễ mắc nhất mà người bệnh thường hay chủ quan. Ngoài con đường lây lan qua việc quan hệ tình dục không an toàn, nguyên nhân gây bệnh giang mai còn thông qua con đường máu. Con đường máu thường dễ lây lan nhất như sử dụng chung bơm kim tiêm, truyền máu, tiêm tĩnh mạch…khi dùng chung dụng cụ với người khác. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào đường máu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan trong trọng trong cơ thể bệnh nhân. Lúc này bệnh đã phát triển ở giai đoạn 2.
Thông qua vết thương hở ngoài da
Bất kỳ vết thương hở là nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai, xoắn khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc những vết thương hở có trên cơ thể bạn. Nguy hiểm hơn, nếu bạn chạm tay vào vết thương hở của bệnh nhân bị giang mai, vô tình bạn đưa lên miệng, bộ phận sinh dục hay mắt…thì đây chính là cơ hội để xoắn khuẩn giang mai cư trú và phát triển. Không quan hệ tình dục mà vẫn bị những căn bệnh liên quan đến tình dục làm không ít người phải đau đớn do người bệnh dù bị bệnh nhưng vẫn vô tư sinh hoạt bình thường.
Đa số hiện nay, vấn đề tuyên tuyên truyền các bệnh lây lan qua đường tình dục vẫn không được quan tâm triệt để, mọi người vẫn thờ ơ với những căn bệnh xã hội nguy hiểm này nên thường không có những biện pháp phòng tránh trong khi dấu hiệu ban đầu của bệnh thì lại không rõ nét. Điều này làm tăng nguy cơ gây bệnh cho những người xung quanh.
Qua vật dụng trung gian
Như phần trên chúng tôi đã đề cập đến, xoắn khuẩn giang mai phát triển chậm nhưng lại rất khỏe mạnh, chúng có thể tồn tại được ngay cả môi trường bên ngoài. Chúng có thể sống trên những vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày như khăn mặt, khăn tắm, bàn cạo râu, bàn chải đánh răng…Những vật dụng trung gian là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai. Vì vậy nếu sử dụng chung những dụng cụ đó với người bị bệnh giang mai thì việc nhiễm loại xoắn khuẩn này là điều không tránh khỏi.
Chính vì vậy, nếu sau khi làm những xét nghiệm y tế cần thiết mà phát hiện bản thân mình bị bệnh hãy chủ động làm những biện pháp cách ly với những người thân, những người xung quanh kết hợp việc điều trị đúng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.
Từ mẹ sang con
Những bệnh nhân nữ nếu trong cơ thể tồn tại xoắn khuẩn giang mai thì tuyệt đối không nên mang thai vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, xoắn khuẩn giang mai sẽ theo đường nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ lỡ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, đồng thời có những biện pháp phòng tránh hiệu quả, ngăn chặn việc lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai sang con.
Ngoài ra, nếu người mẹ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai mà lựa chọn phương pháp đẻ thường cũng là nguyên nhân gây bệnh giang mai cho trẻ. Vì xoắn khuẩn giang mai ký sinh ở cổ tử cung, âm đạo khi đẻ thường xâm nhập vào niêm mạc mỏng của thai nhi và gây bệnh. Chính vì vậy, nếu phụ nữ mang thai mà nhiễm xoắn khuẩn giang mai thì nên lựa chọn phương pháp mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trên đây là những nguyên nhân gây bệnh giang mai sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Hãy lựa chọn một lối sống lành mạnh và an toàn để bảo vệ chính sức khỏe của mình và những người xung quanh.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn