Những nguyên nhân gây bệnh nhược thị có đang tấn công bạn?
Nhược thị là tên gọi tật khúc xạ nguy hiểm ở mắt xảy ra khi một hoặc hai mắt bị giảm sút về thị thực. Biết được nguyên nhân gây nhược thị sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
- Nguyên nhân gây nên hiện tượng nhược thị ở trẻ
- Người bị cận thị có nên mổ mắt không?
- Phương pháp điều trị loạn thị ở trẻ hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh nhược thị
Bệnh nhược thị có hai loại: Nhược thị chức năng – loại nhược thị không kèm theo các bệnh lý thực thể ở mắt và có thể chữa khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Nhược thị thực thể – kèm theo một số bệnh lý thực thể về mắt, quá trình điều trị khó khăn hơn và có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.
Mỗi loại nhược thị xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 3 nguyên nhân chính : lé mắt, do tật khúc xạ và môi trường trong suốt của mắt bị khuất.
-
Mắt bị lé
Nguyên nhân gây nhược thị phổ biến nhất là do lé. Theo thống kê, 2-4% trẻ em Việt Nam bị lé và có đến 50% trong số đó dẫn đến nhược thị. Lé thường xuất hiện ở hai mắt, một mắt hoặc có thể lé luôn phiên. Việc không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là lý do khiến tình trạng bệnh xấu đi, tỷ lệ nghịch với khả năng phục hồi hoàn toàn của mắt.
-
Tật khúc xạ
Các hiện tượng khúc xạ mắt phổ biến như cận thị, loạn thị, viễn thị…nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khác ở mắt, là nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ. Tùy vào từng cá thể, tật khúc xạ có thể gây nhược thị ở hai mắt, một mắt, đối xứng hoặc không đối xứng.
- Môi trường trong suốt của mắt bị che khuất
Tên gọi “môi trường trong suốt của mắt bị khuất” chỉ hiện tượng ánh sáng tiếp thu từ bên ngoài trong quá trình truyền tới võng mạc bị ngăn cản, khiến quá trình tiếp nhận hình ảnh trên võng mạc bị cản trở, người bệnh không nhìn thấy được sự vật từ bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do mắc các bệnh lý về mắt bẩm sinh như đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc, sụp mí bẩm sinh…
Làm thế nào phòng tránh nhược thị hiệu quả?
Để bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp trước các tác nhân gây bệnh, có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Phát hiện sớm các biểu hiện nhược thị để có các phòng chống bệnh nặng thêm, điều trị càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Một số dấu hiệu nhược thị chính như: nheo mắt, nhức mắt, đau đầu, nghiêng đầu khi nhìn…
- Không sử dụng quá nhiều máy tính, điện thoại, đặc biệt khi đã nằm trên giường. Việc nằm nghiêng một bên xem điện thoại chính là một trong các tác nguyên nhân chính dẫn đến lẹo mắt – nguyên nhân gây nhược thị phổ biến.
- Giữ tư thế ngồi đúng khi làm việc hoặc ngồi học: Lưng thẳng, mặt cách bàn 30cm, bàn ghế có chiều cao đúng quy chuẩn.
- Chú ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống, tăng cường trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin và chất xơ để cung cấp dinh dưỡng cho thị lực.
- Làm việc, học tập và đọc sách ở nơi có đầy đủ ánh sáng, ưu tiên ánh sáng tự nhiên. Sau khi làm việc 1h nên cho mắt nghỉ ngơi 5-10p để thư giãn mắt.
Mọi quyết định điều trị bệnh đều dựa vào nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân gây bệnh nhược thị ở mắt sẽ không còn là nỗi lo nếu chúng ta ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc mắt mỗi ngày, khám mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Đôi mắt chỉ khỏe đẹp khi được sự quan tâm của chính chúng ta.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn