Những nguyên tắc khi mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu cần tuân thủ
Mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu sẽ thấy khá thoải mái hơn trong ăn uống, không còn ốm nghén, nhưng lại thay vào đó cảm giác nặng nề, gặp phải nhiều vấn đề cơ thể vì vậy bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây để mẹ và bé cùng khỏe mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 4
- Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tháng thứ 4
- Top 4 bộ phận trên cơ thể bị tổn thương khi mang thai
Vệ sinh cẩn thận
Ở tháng thứ 5, âm đạo mẹ bầu thường ra nhiều khí hư và tiết dịch, vì vậy mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ bên ngoài âm đạo. Nếu khí hư ra nhiều quá mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để vùng kín luôn sạch sẽ khô ráo tránh gây viêm nhiễm. Bởi khi viêm nhiễm, nếu nặng có thể ảnh hưởng đến nước ối, thậm chí nhiễm trùng nước ối rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
Vào thời điểm này, bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần duy trì việc khám thai theo từng tuần, bởi âm đạo thường ra nhiều dịch và khí hư, vì vậy mà các bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ phía ngoài âm đạo, cần rửa và thay băng vệ sinh để cho phần vùng kín được sạch sẽ và an toàn.
Nghi ngơi lấy sức
Mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, thường hồi hộp và lo lắng cho việc bé chào đời. Chính vì vậy mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi thường xuyên, không nên lo lắng quá nhiều để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Kiểm soát chặt chẽ thực đơn
Mẹ bầu mang thai tháng thứ 5 cần kiểm soát chặt chẽ thực đơn, cái gì nên ăn và không nên ăn. Bởi các món ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu không nên ăn các món quá mặn, cũng không nên ăn quá ngọt, quá chua… để tránh nguy cơ tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áo… Đặc biệt luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thể dục mang thai tháng thứ 5
Trong tháng thứ 5 mẹ bầu cũng cần thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khỏe bằng cách đi bộ, xoa bóp, tập thở, tập các động tác áp chế nhằm giúp cho việc sinh con sau này diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
Cân nặng mang thai tháng thứ 5
Thông thường, trong quá trình mang thai mẹ bầu nên tăng khoảng từ 10 đến 12kg. Vì vậy ít nhất trong thời gian mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu cần tăng 0,5kg mỗi tuần, hoặc tăng tối đa 3kg trong tháng. Mẹ cầu cần theo dõi cân nặng và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để bé có thể phát triển một cách toàn diện.
Sinh hoạt vợ chồng tháng thứ 5
Có một số quan niệm cho rằng việc quan hệ trong thời gian thai kỳ tháng thứ 5 sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, sợ chạm, động thai… Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra răng việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai tháng thứ 5 sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, bởi em bé đã được bảo vệ bằng nước ới và cổ tử cung. Thậm chí nếu quan hệ đúng cách nhẹ nhàng, các hocmon hạnh phúc qua dây rốn truyền sang con sẽ giúp bé sau này sinh ra tươi tỉnh hơn.
Xử lý các triệu chứng tháng thứ 5
Thời kỳ mang thai tháng thứ 5, một số mẹ bầu có thể bị đau bụng, chảy máu vì vậy nếu có biểu hiện này cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh sinh non. Bên cạnh đó một số triệu chứng thường gặp như khó thở, ợ nóng… mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, cảm giác đó sẽ hết sau khi mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc tư thế ngủ. Nếu cần thiết mẹ bầu có thể đến gặp bác sĩ để được khám chữa.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn