Nỗi khổ người làm ngành Y, có ai thấu?
Áp lực công việc nhiều lúc khiến người làm Y muốn chùn bước để suy nghĩ cho bản thân nhưng trái tim mong muốn được cống hiến ấy vẫn luôn “cháy bỏng” và khao khát được làm việc, không muốn từ bỏ công việc ước mơ, hoài bão nhưng nỗi khổ người làm Y, có mấy người thấu được?
- Cảm ơn Anh vì đã dành một Tình yêu đúng nghĩa cho gái ngành Y
- Vì sao gái ngành Y xinh đẹp, giỏi giang nhưng vẫn “ế” kinh niên
- Sự nghiệp càng viên mãn thì gái ngành Y càng phải chịu cô đơn
Có những nỗi đau chỉ người trong nghề Y mới thấu
Có những nỗi đau chỉ người trong nghề Y mới thấu
Trong những câu chuyện nghề Y, những người theo nghiệp muốn có sự thành công trong nghề nghiệp thì họ phải trải qua vô vàn kho khăm, áp lực, đã có lức mệt mỏi tưởng chừng nhu muốn ngất lịm đi sau các ca kíp trực mổ. Sự hi sinh, cao quý, thiêng liêng của những người mang trong mình dòng máu Y nghiệp hòa lẫn vào những giọt mồ hôi, những dòng nước mắt nhưng sau tất cả họ vẫn dùng những nụ cười thân thiện, Y đức để đáp trả. Nếu có sự so sánh hi sinh nào cao quý nhất thì có lẽ tôi sẽ trả lời đó là những người con gái khoác trên mình màu áo Blouse tinh khôi, chắc chắn họ phải là người rất mạnh mẽ, can trường mới dám đánh đổi vì sự nghiệp, họ đánh đổi thanh xuân tuổi trẻ để “mài quần” vào các buổi nghiên cứu, thực hành trên giảng đường Cao đẳng Y Dược để đến với niềm đam mê được tham gia chữa bệnh cứu người của mình. Chưa kể đến mỗi ngày đến viện làm việc thì họ luôn phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, áp lực từ nhiều phía khác nhau cùng nỗi lo sợ về các căn bệnh truyền nhiễm cùng các dịch bệnh là điều khó tránh khỏi. Thời gian ngồi trên giảng đường hồi mới bước chân vao nghề đã mất nhiều thời gian cho các ngành học khác, đặc biệt là đời người con gái, tuổi thanh xuân đều dành trọn cho học tập. Khi cầm trên tay tâm bằng tốt nghiệp cũng chưa thể đặt “dấu chấm hết” cho sự nghiệp gian truân đó mà vẫn tiếp tục hành trình theo đuổi ước mơ hoài bão bằng thái độ làm việc tích cực và chuyên nghiệp của mình. Thế nhưng, đâu đó vẫn tồn tại những người kỳ thị với những người theo Y nghiệp, vẫn vô hình “tạo ra” những bất công với họ khiến chính những người mang sứ mệnh cứu người lại trở thành “tội đồ thiên cổ” mà không có hướng nào thoát.
Một bạn sinh viên khoa Điều dưỡng đang thực tập tại bệnh viện riêng của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trải lòng: Theo nghề mới chỉ trong một thời gian ngắn nhưng mình đã trải nghiệm được những nỗi vất vả và mệt nhọc của công việc những người làm Y. Giờ giấc sinh hoạt luôn bị đảo lộn và không theo trật tự nào, những áp lực nghề nghiệp lại rất lớn, ngoài vững vàng về chuyên môn về tay nghề còn phải đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong khi chăm sóc người bệnh, trách nhiệm đặt lên vai của người ngành y luôn cao, phải chịu trách nhiệm với sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Nghề Y phải đứng giữa sự lựa chọn
Nghề Y phải đứng giữa sự lựa chọn
Đã nhiều câu chuyện nghề Y được trang tin tức Y tế mới nhất cập nhật về những câu chuyện nghề, chuyện tình yêu hôn nhân của những người mang trong mình dòng máu Y nghiệp. Đã có nhiều bạn trẻ phải quyết định bỏ tình yêu để đi theo tiếng gọi Y nghiệp, chứng kiến những câu chuyện đau lòng ấy, dù là mộ người ngoài ngành tôi cũng thấy chua xót, khóe mắt cay cay khi được nghe những dòng tâm sự ấy. Những đánh đổi và hy sinh mà người làm nghề Y chịu đựng để được sống hết mình với niềm đam mê của mình, được cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp cứu người vẫn chưa được đền đáp hay một lần được vinh danh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cũng trên con đường ấy, đã có quá nhiều người không chịu nổi áp lực và cường độ làm việc đã dừng lại và chọn con đường “dễ đi” hơn, những hi sinh đó cũng chưa bao giờ được ai nhìn nhận. Vì thế, những làm nghề Y phải luôn mạnh mẽ và kiên cường hơn bất cứ ai khác, để “chống” lại những nỗi mệt nhọc trong công việc, để tồn tại được với xã hội. Nhiều lúc quá mệt mỏi muốn chùn bước để suy nghĩ cho bản thân nhưng trái tim mong muốn được cống hiến ấy vẫn luôn “cháy bỏng” và khao khát được làm việc, không muốn từ bỏ công việc ước mơ, hoài bão nhưng nỗi khổ người làm Y, có mấy người thấu được?
Nghề Y xứng đáng là nghề cao quý trong các nghề cao quý, họ đáng để nhận được sự tôn trong từ mọi người, vai trò của họ vẫn luôn tồn tại và ngày càng phát huy được giá trị của mình. Chúng ta cần nên có cái nhìn công bằng hơn đối với ngành nghề ấy, đừng chỉ nhìn vào mặt tiêu cực để đánh giá và đạp đỏ những cố gắng và nỗ lực mà những người làm nghề đã cống hiến vất vả mới có được.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn