Nút thắt giải bài toán cho giáo dục đại học năm 2017 phát triển

Điều mà cả xã hội hiện nay mong chờ nhất đó là sự thay đổi quyết liệt tích cực hơn nữa về phía quản lý, chỉ có thế mới làm cho bức tranh giáo dục đại học sáng hơn.

Nút thắt giải bài toán cho giáo dục đại học năm 2017 phát triển

Bài toán giáo dục đại học năm 2017, trường công – trường tư

Với những thay đổi trong cơ chế dự thảo tuyển sinh Đại học năm 2017 đang được lấy ý kiến để thông qua. Nhìn nhận vấn đề này chúng ta thấy bài toán trường công và trường tư đang là mấu chốt trong khâu tuyển sinh sắp tới.

Với chủ trương xã hội hóa giáo dục, Việt Nam từng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 30% – 40% sinh viên học tại các trường ĐH ngoài công lập. Thế nhưng, đến nay, con số này vẫn chưa đạt được 14%. Đây là 1 trong những nút thắt trong công tác tự chủ đại học công và tự chủ đại học tư đang rất rối bời. Nhiều năm trở lại đây việc các trường tư bị lấn sân trong công tác tuyển sinh đã khiến nhiều trường bị bóp chết ngay sau khi mới thành lập. Nói như Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, cho rằng chính sách với giáo dục ĐH ngoài công lập dường như đang càng siết chặt. Nguyên nhân chính xuất phát từ những lo lắng của xã hội về chất lượng giáo dục cũng như những bất ổn trong tuyển sinh và trong quản trị của một loạt trường ngoài công lập.

Theo ông Tùng, đó là hậu quả của việc mở rộng quá nhanh khối ĐH ngoài công lập. Thực tế, trong 15 năm qua, trong khi khối ngoài công lập có 43 trường được thành lập thì số trường ĐH công lập ra đời là 111 trường. Như vậy, cứ một trường ĐH tư thành lập thì có 2,6 trường ĐH công ra đời.

Để cứu các trường ngoài công lập, một số chuyên gia giáo dục đưa ra ý kiến nên giảm chỉ tiêu các trường công lập để trường tư có thể dễ dàng hơn trong việc tuyển sinh trong những năm tới. Đây là bài toán mà Bộ cần phải xem xét trong công tác giáo dục đại học trong năm 2017. Chừng nào bài toán này còn chưa được giải quyết thì vấn đề giáo dục đại học còn là nút thắt.

Giáo dục đại học năm 2017 cần xốc lại

Giáo dục đại học năm 2017 cần xốc lại

Không chỉ liên tiếp thay đổi hình thức giáo dục tuyển sinh, chất lượng giáo dục ĐH được coi là xa rời thực tế, không đáp ứng được nhu cầu nhân lực, tỉ lệ thất nghiệp cao do một phần sinh viên không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đào tạo lại với tỉ lệ cao…

Để giải được bài toán này chúng ta cần nhìn thẳng và thật vào những con số đó. Báo cáo của Chính phủ về giáo dục năm 2016 cho thấy các cơ sở giáo dục đã có nhiều giải pháp đổi mới nội dung, chương trình giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp. Tuy vậy, chương trình, nội dung vẫn còn thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn, thiếu sự liên thông giữa các loại hình đào tạo.

Cuối tháng 10-2016 vừ qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề nghị phải đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

Điều này cùng được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trong hội nghị cuối năm 2016 về giáo dục đại học  đã nhìn nhận giáo dục mầm non và phổ thông dù tốt đến mấy cũng chỉ là nền tảng, còn giáo dục đại học mới chính là tinh hoa. Giáo dục bậc cao như đại học thì phải cố gắng đi theo tinh hoa chứ không thể đại chúng vì nếu mở rộng giáo dục đại học  thành đại chúng thì chất lượng sẽ giảm. “Thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hay không phụ thuộc vào giáo dục đại học . Các vị lãnh đạo rất quan tâm, trăn trở với giáo dục đại học, đau đáu mong muốn giáo dục đại học  phải tốt lên, không thì nghị quyết trung ương không thể thực hiện được” – ông chia sẻ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh năm 2017, với giáo dục đại học, sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học cho phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước.

Để có sự thay đổi trong giáo dục đại học, các chuyên gia giáo dục nhận định trước hết, phải vận động sự đổi mới tư duy giáo dục một cách sâu rộng, không thể giữ mãi tư duy giáo dục thời bao cấp và cứ thầy đọc trò chép như hiện nay. Cần có kế hoạch đào tạo chuyên gia nghiên cứu giáo dục, soạn chương trình đến từng ĐH trong nước và cho đi du học hoặc tu nghiệp. Trước mắt, mời các chuyên gia quốc tế soạn chương trình, hợp tác trong dự án cải cách giáo dục đại học; rà soát lại chương trình giáo dục đại học hiện hành, tổ chức các cuộc hội thảo về soạn chương trình đại học; tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chương trình và việc thực hiện các chương trình đại học hiện hành.

Ngoài ra, cần đổi mới tư tưởng giáo dục, lấy sinh viên làm trung tâm trong quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, tính chủ động tự học trong học tập và nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các trường ĐH xây dựng quy chế chuyên môn cụ thể buộc các giảng viên phải đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức thường xuyên hội thảo đổi mới phương pháp dạy học…

Đã đến lúc phải huy động nguồn lực để xốc lại giáo dục đại học. Trước sự quyết tâm của lãnh đạo ngành, xã hội đang trông chờ vào sự thay đổi của giáo dục đại học một cách quyết liệt trong năm 2017.

Lam hạ: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version