Phạt từ 10 – 15 triệu đồng nếu ép người lao động đi làm ngày Tết Dương lịch

Theo quy định của Bộ Luật Lao động, người sử dụng lao động có thể bị phạt mức cao nhất từ 10 – 15 triệu đồng nếu ép buộc người lao động đi làm ngày Tết Dương lịch.

Tết Dương lịch người lao động được nghỉ 1 ngày
Tết Dương lịch người lao động được nghỉ 1 ngày 

Hưởng ít nhất 490% lương nếu làm thêm ban đêm Tết Dương lịch

Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ tết. Đối với Tết Dương lịch, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày. Trường hợp ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Nếu doanh nghiệp tổ chức, sắp xếp người lao động đi làm trong những ngày này sẽ được coi là làm thêm giờ. Lúc này, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2012: Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đặc biệt theo Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động, người lao động làm việc vào ban đêm sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Như vậy nếu người lao động làm thêm vào ban đêm trong những ngày này sẽ được hưởng ít nhất 490% tiền lương.

Bên cạnh đó, nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì người sử dụng lao động ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, họ còn phải trả cho người lao động thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Các mức phạt dành cho người vi phạm Luật Lao động

Nếu người sử dụng lao động ép buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Dương lịch mà không có sự đồng ý của họ có nghĩa những người này đang vi phạm pháp luật và có thể nhận mức phạt lên đến 15 triệu đồng.

Phạt từ 10 – 15 triệu đồng nếu ép người lao động đi làm ngày Tết Dương lịch

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết sẽ bị phạt tiền theo các mức:

– Từ 500.000 đồng-1 triệu đồng với vi phạm từ 1 – 10 người lao động;

– Từ 1 – 3 triệu đồng với vi phạm từ 11 – 50 người lao động;

– Từ 3 – 7 triệu đồng với vi phạm từ 51 – 100 người lao động;

– Từ 7 – 10 triệu đồng với vi phạm từ 101 – 300 người lao động;

– Từ 10 – 15 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra kể từ ngày 1/1/2021, người sử dụng lao động bên cạnh việc thưởng người lao động bằng tiền thì có thể thay bằng chính hàng hóa, dịch vụ của công ty, tặng chuyến du lịch hay phiếu mua hàng giảm giá,…

Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng được hưởng 1 ngày nghỉ lễ trọn vẹn, điển hình như những người làm trong ngành Y. Các trang Blog Tâm sự nghề Y chia sẻ, do đặc thù công việc, nên những người làm trong ngành này luôn phải có mặt 24/24h tại đơn vị làm việc để khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh và phòng các trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Dù là ngày lễ hay ngày thường thì công việc của họ vẫn vậy. Dù có tủi thân khi những người xung quanh xúng xính quần áo đi chơi trong khi bản thân vẫn một màu trắng của áo blouse bận bịu làm việc. Vì vậy chẳng có gì là to tát nếu họ được nhận thưởng cao đúng không nào!

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 cũng không yêu cầu người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng Tết, thưởng vào các ngày lễ khác… cho người lao động.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version