Phụ nữ khôn là phải biết dạy chồng để giữ lửa hôn nhân
Chị gái tôi tên Lâm, tốt nghiệp trường Cao đẳng Y dược Pasteur và hiện đang làm y tá cho một bệnh viện tư nhân. Chị là một cô gái ưa nhìn, hoạt bát và năng động. Tính tình có hơi chút bốc đồng, nóng nảy. Trải qua 1 năm hôn nhân đầy sóng gió, chị dường như đã trưởng thành 1 con người hoàn toàn khác mà tôi từng biết.
- Giảm bớt “gánh nặng” giảm cân nhờ chế biến món ăn từ cà rốt
- Quay ngược thời gian nhờ công nghệ làm căng da mặt không phẫu thuật
- Sự thật khó cưỡng khi trải nghiệm căng da mặt nội soi
Chị quen anh trong một lần đưa bạn đi phẫu thuật sửa mũi S-line, anh là bác sĩ thẩm mỹ ở đó. Họ đã yêu nhau ngay từ cái lần gặp đầu tiên. Anh tên Hà là con một gia đình cơ bản có điều kiện. Vài lần đi cùng cô bạn đến để hoàn thiện phẫu thuật sửa mũi S-live Hàn Quốc hoàn tất, cô và anh bắt đầu quen nhau. Sau 1 năm yêu nhau, anh chị đã quyết định cùng nắm tay nhau đi đến cuối con đường hạnh phúc.
Trước khi lên xe hoa về nhà chồng, mẹ tôi đã dặn chị “Gái khôn phải biết dạy chồng con nhé!”. Chị chỉ cười bảo vâng mà không nói gì thêm. Có lẽ niềm hân hoan của lứa đôi tân hôn không làm chị bận tâm nhiều với câu nói của mẹ.
Nửa năm đầu chung sống với nhau là khoảng thời gian chị tôi bị khủng hoảng nhiều nhất. Cãi vã, xích mích từ những chuyện lặt vặt trong gia đình làm anh chị cãi nhau nhiều hơn. Đúng là đàn bà “khôn” ở cách dạy chồng, gái khôn phải biết dạy chồng. Càng ngẫm càng thấy nó như một chân lý của hôn nhân.
Sau bao ngày tháng tranh thủ về nhà đẻ buổi trưa để trải lòng với mẹ tôi. Chị đã kiềm chế sự nóng nảy của mình. Bình tĩnh nhìn nhận lại mọi việc và quyết định bản thân mình phải thay đổi để những xích mích giữa mẹ chồng và con dâu không làm ảnh hưởng tới đời sống hôn nhân của hai vợ chồng.
Muốn hạnh phúc, êm ấm, được chồng yêu thương mà lại không khôn khéo và tinh tế ứng xử trong hôn nhân gia đình thì thường dành phần thiệt thòi về mình. Tâm lý phụ nữ Việt là gì? Đó là sự thấp thỏm, sợ hãi, lo lắng khi thấy chồng thiếu quan tâm, bị chồng một câu chê, hai câu chửi hay sao?
Từ xưa nước ta là một xã hội trọng nam kinh nữ, cho đến tận bây giờ quan điểm ấy vẫn ăn sâu trong tâm trí của tất cả mọi người. Vậy nên các cô gái hiện nay ai cũng đều sợ cái cảnh “chồng chúa vợ tôi”, vẫn tồn tại phần lớn trong các gia đình Việt, cái sự bám rễ trong thói quen, quan điểm của nhiều ông chồng luôn tự cho mình cái quyền cao giọng và những cô vợ phải hiền lành, khép nép. Và lẽ, tất, dĩ, ngẫu, những cô vợ sống trong gia cảnh như thế thường chịu tư tưởng “chồng đặt đâu vợ ngồi đó, chồng chỉ đâu vợ đánh đó”.
Dù cho phụ nữ vẫn phải đi làm như các đấng mày râu, nhưng cứ hễ về đến nhà là phải chăm sóc nhà cửa con cái từ a đến z. Nhiều người còn gặp cảnh hàng tháng phải ngửa tay xin tiền, liệu sẽ phải xin bao nhiêu lần nữa? Nếu được chồng còn yêu, còn thương thì được che chở, chu cấp. Nhưng đến lúc sa cơ lỡ vận, tình cảm phai nhạt, lúc ấy đàn ông mà cắt “viện trợ” thì thôi xong phụ nữ sa vào cảnh túng quẫn ngay.
Chị tôi hiểu rõ sự độc lập về tài chính, nếu không tự kiếm ra tiền sẽ bị đàn ông khinh thường. Một người đàn bà khôn ngoan sẽ không dại gì lệ thuộc vào đàn ông. Nên dù anh rể tôi là bác sĩ thẩm mỹ có tiếng tại Viện thẩm mỹ uy tín tại Hà Nội thì khi anh đề nghị chị an tâm nghỉ việc ở nhà để sinh nở và nuôi con, chị tôi nhất quyết không đồng ý.
Bởi xã hội hiện đại bây giờ đã khác xưa nhiều lắm, tại sao đàn ông ra ngoài kiếm tiền, còn phụ nữ phải lầm lũi như con rùa sau xó cửa? Hà cớ gì đàn bà phải giặt giũ, nấu nướng, còn đàn ông được tự cho mình cái quyền đứng chỉ đạo?
Người phụ nữ trong gia đình nhất định phải là người tay hòm chìa khóa, nắm tài chính gia đình. Bởi đàn ông giỏi quản lý tiền thì thường chi li, hẹp hòi; còn nếu đàn ông không biết quản lý tiền của lại càng nên tìm người vợ biết cân, đo, đong, đếm.
Đàn bà “khôn” còn phải biết chiều chồng
Bí quyết của những người phụ nữ khôn ngoan dó là không chỉ biết dạy chồng, họ còn rất khéo trong việc chiều chồng. Có thể là người nắm tay hòm chìa khóa trong gia đình tuy có hơi đau đầu một chút nhưng được cái lợi là “có tiền là có quyền”. Chị em đã học hỏi rất nhiều người để đúc rút kinh nghiệm cho phù hợp với mình, bởi ai cũng vậy đừng vì thấy chồng yêu thương mà đè đầu cưỡi cổ họ.
Người đà bà khôn ngoan là phải biết trước, biết sau. Có thể khi ở nhà đóng cửa, bạn là sư tử Hà Đông với chồng. Nhưng cứ hễ ra ngoài xã hội cùng chồng thì nhất định phải coi trọng sĩ diện của đàn ông, để các ông chồng nở mày nở mặt, một chút sĩ diện hão có đáng gì.
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên kiếm cho mình một công việc đàng hoàng, chân chính, nếu là sở trường, đam mê thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Mà người đàn ông của mình thấy vợ kiếm ra tiền dù ít hay nhiều, tâm lý họ cũng bớt gánh nặng và tình cảm gia đình cũng ôn hòa hơn.
Chị tôi cũng rất biết chiều chồng, nịnh khéo chồng để gia vị cuộc sống hôn nhân bớt nhàm chán. Giữa hai vợ chồng đã có sự phân công trong công việc gia đình, nhưng có những lúc chị tôi lại thay phiên làm giúp chồng hoặc chiều chồng một chút như “hôm nay để em rửa bát cho anh nghỉ ngơi đi”. Nhẹ nhàng, tình cảm từ những việc nhỏ nhất lúc nào cũng khiến đàn ông vui sướng và tận hưởng cảm giác được vợ chiều chuộng.
Và chính sự nhìn nhận và quyết tâm thay đổi để “giữ lửa hôn nhân” của chị tôi mà giờ đây cuộc sống của hai vợ chồng lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc. Đi đâu cũng có nhau, dành những cử chỉ quan tâm, chăm sóc cho nhau từ những việc nhỏ nhất. Thật may là chị tôi đã khôn ngoan điều chỉnh lại bản thân mình để cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Suy cho cùng, một người phụ nữ khôn ngoan điều tiết được gia đình là người phụ nữ ra xã hội được mọi người nể phục, vào bếp nấu những món ngon cho gia đình và khi ở trên giường phải cuồng nhiệt, “bốc lửa”.
Đỗ Vi – ytevietnam.edu.vn