Sai lầm “Chết người” khi tiến hành ngâm rượu thuốc
Với những tác dụng không thể phủ nhận của rượu thuốc đối với sức khỏe đã khiến không ít người tự ngâm rượu thuốc trong nhà, tuy nhiên việc ngâm không đúng cách có thể gây hậu quả khôn lường.
- Tìm hiểu về phương pháp triệt sản nam bằng thắt và cắt ống dẫn tinh
- Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh
- Những điều cần biết về thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân HIV
Sai lầm “Chết người” khi tiến hành ngâm rượu thuốc
Sai lầm “Chết người” khi tiến hành ngâm rượu thuốc?
Theo những tin tức y tế, hiện nay đa số các gia đình đều có thói quen ngâm rượu thuốc với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Tuy nhiên, do kiến thức hạn chế và sai lầm về cách ngâm rượu, dùng rượu đã khiến nhiều người hối hận. Cụ thể, những sai lầm khi ngâm rượu thuốc mà nhiều người mắc phải đó là:
- Ngâm rượu không rõ nguồn gốc
Bác sĩ Y Học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, rượu để ngâm thuốc phải có nồng độ 40 độ – đây là nồng độ đủ để các dược liệu tiết ra hết chất, tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc.
Bên cạnh đó, rượu đã ngâm cần để nơi thoáng mát để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu. Rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị.
- Sử dụng nguyên liệu ngâm rượu thuốc hỗn độn
Thực tế đang tồn tại là ngâm đủ thứ, có gì ngâm đấy. Tuy nhiên, không phải lúc nào rượu ngâm cũng là để uống, có những loại rượu uống vào gây nguy hiểm chết người, chẳng hạn rượu ngâm con rết nếu bôi ngoài da thì có thể dùng để trị phong thấp nhưng uống vào sẽ gây độc.
Một số loại thuốc như mã tiền có độc tính khi ngâm chỉ dùng để xoa bóp ngoài chứ không dùng để uống. Lý do nhiều người ngâm cả lá ngón – một loại lá rất độc, gây chết người là vì dễ nhầm lẫn với cây chè vằng. Trong khi đó, chè vằng chỉ dùng để uống trà, không dùng ngâm rượu. Chè vằng hoa trắng còn cây lá ngón có hoa vàng.
- Sai lầm trong cách sử dụng rượu thuốc
Chúng ta thường uống rượu thuốc như rượu thường, sử dụng lượng quá nhiều mà không biết rằng, rượu thuốc mỗi lần dùng chỉ nên uống 20-50 ml, tương đương một chung nhỏ. Người dân nên uống trong bữa ăn để đỡ kích ứng dạ dày. Rượu thuốc không phải để uống say mà cần điều độ, đều đặn với một liều lượng mỗi ngày.
Lời khuyên của các chuyên gia đối với việc ngâm rượu thuốc
Lời khuyên của các chuyên gia đối với việc ngâm rượu thuốc
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, những sai lầm trong cách ngâm và sử dụng rượu đã để lại những hậu quả khôn lường. Hàng năm, có hàng trăm thậm chí hàng nghìn trường hợp ngộ độc do rượu ngâm, nếu nhẹ có biểu hiện nôn mửa, rối loạn hành vi, một số khác nặng hơn thì bị hôn mê sâu, truỵ mạch, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trong máu của động vật thường bị nhiễm ký sinh trùng như trứng giun sán rồi trong quá trình lấy máu của chúng lại không đảm bảo vệ sinh nên có thể bị nhiễm vi khuẩn, ấu trùng; lại thêm việc ngâm rượu sai cách nên khi uống rượu thì ký sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, khi có nhu cầu sử dụng các loại rượu ngâm dược liệu, nên tìm mua dược liệu ở các cơ sở Đông dược có tư cách pháp nhân và cần có sự tư vấn của thầy thuốc y học cổ truyền. Tuyệt đối không nên tự ý sưu tầm các loại rễ cây để ngâm rượu bởi dễ chọn nhầm loại cây có độc tính và không nên lạm dụng rượu, bởi khi cơ thể tiếp nhận lượng lớn rượu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, kể cả việc sử dụng rượu bổ.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn