Sinh viên y khoa và những ám ảnh khủng khiếp

Những bài học đầu đời dành cho sinh viên y khoa có lẽ cả đời họ không bao giờ quên khi bắt đầu theo đuổi lĩnh vực Y học một ngành khó khăn áp lực vất vả nhất trong mọi ngành.

Sinh viên y khoa với những bài học đầu đời

Theo học ngành Y không ít bạn sinh viên đã vỡ mộng ngay từ năm thứ nhất bởi lịch học dằng dặc, khối lượng kiến thức khổng lồ, bài vở nhiều, các kiến thức chuyên ngành khó hiểu, khó ghi nhớ, những cuốn sách dày cộp khó nhằn… Với các sịnh viên năm thứ ba ngày nào cũng bắt đầu với lịch trình kín mít: Sáng học lí thuyết, chiều thực hành, tối trực ở bệnh viện. Thời gian để nghỉ ngơi hầu như không có, với thời gian đào tạo 6 năm hệ đại học, 4 năm với hệ cao đẳng, sinh viên Y khoa  được tiếp xúc, trải nhiệm với thực tế sớm hơn các ngành khác.

Sinh viên y khoa và những ám ảnh khủng khiếp

Ngay trong buổi thực hành đầu tiên không ít người ngã gục vì sốc khi ở trong phòng giải phẫu, mùi hóa chất nồng nặc khó chịu sộc lên mũi. Họ phải tự rèn luyện để vượt quả bản ngã, nỗi sợ hãi trong mình bằng cách trực tiếp tiếp xúc với xác tử thi, những ca tai nạn khủng khiếp… Chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên bởi nếu không làm được điều đó đồng nghĩa với việc họ không thể tiếp tục theo đuổi ngành Y.

Bác sĩ Trường Giang phụ trách giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Với sinh viên Y khoa dù có mệt mỏi vì trực đêm ở bệnh viện hay áp lực trong học tập sẽ giúp họ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng thiết yếu cho mình trong quá trình chăm sóc chữa bệnh cho bệnh nhân. Sinh viên phải tiếp xúc với các ca tại nạn nặng, ca bệnh khó chính là những thử thách tinh thần mà họ phải vượt qua, đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ hơn phần nào về công việc sau này của mình

Không chỉ vậy đằng sau các vấn đề bệnh tật, người thầy thuốc phải đối mặt, xử lí nhiều tình huống không có trong bài giảng như: bệnh nhân chửi bới lăng mạ, thậm chí hành hung bác sĩ mỗi khi khùng. Bởi vậy không chỉ trau dồi kĩ năng nghề nghiệp sinh viên y khoa cần học cách điều chỉnh tâm lý, khéo léo ứng xử các tình huống không hay khi ở bệnh viện.

Những tâm tư của bác sĩ ngày đầu thực tập

Làm việc trong ngành Y đồng nghĩa với việc bạn phải học cách sống với mọi hỉ, nộ, ái, ố ở bệnh viện, học cách chấp nhận nỗi đau. Mỗi ngày chứng kiến những cái chết khác nhau là chuyện rất đỗi bình thương bởi những hoàn cảnh khác nhau. Nước mắt rơi cũng không thể nói hết những nỗi đau bởi sự mất mát không gì có thể bù đắp. Trước những cái chết bác sĩ cũng đau xót lắm chứ họ cũng là con người họ có nhiệm vụ cứu người nhưng  có những tính huống “bất khả kháng” nằm ngoài năng lực cứu chứa của bác sĩ. “Tôi đã chứng kiến không ít những bác sĩ trẻ đã khóc rưng rức trong ngày đầu thực tập tại bệnh viện khi tận mắt chứng kiến sự ra đi của bệnh nhân mà không thể làm gì được. Đó là những bài học đầu đời họ cần ghi nhớ để nỗ lực tận tâm hơn khi hành nghề”, chị Nguyễn An, điều dưỡng viên khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Bạch Mai đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ.

Trong mọi nghề, chỉ ngành y mới có những quy định ngặt nghèo về thời gian làm việc với một ca trực kéo dài 24 tiếng đồng hồ. Người thầy thuốc một ngày phải tiếp xúc với hàng trăm lượt bệnh nhân để giải quyết, xử lí các tình huống khác nhau của người bệnh. Bởi vậy, để làm việc và sống được bằng nghề nghiệp của mình, bác sĩ phải có đủ 3 điều kiện: sức khỏe tốt, đam mê nhiệt huyết với nghề nghiệp, sống có kỷ luật, biết chịu trách nhiệm với công việc.

Sinh viên Y khoa cần có trách nhiệm cao trong công việc

Với sinh viên Y khoa  họ cần đảm bảo sức khỏe thật tốt để đảm nhiệm công việc. Trung bình mỗi ngày các bác sĩ ngoại khoa phải đứng mổ với thời gian kéo dài từ 7h30 -22h đêm. Ngay từ đầu sinh viên cần rèn luyện sức khỏe để đáp ứng thời lượng làm việc cao ở viện. Dù có đam mê nhiệt huyết với nghề nhưng thiếu sức khỏe họ sẽ không thể vượt qua những áp lực công việc, stress với các tình huống nguy cấp xảy ra khi bệnh nhân chết ngay trên bàn mổ, thậm chí có người còn suy sụp muốn bỏ nghề…

Anh Ngọc Thành theo học Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: “Môi trường làm việc ở bệnh viện vô cùng căng thẳng, đầy rẫy những biến cố đòi hỏi bác sĩ phải chịu trách nhiệm với công việc của mình. Ngay cả khi đã hết giờ làm việc nhưng có trường hợp cấp cứu gấp họ vẫn phải ở lại tiếp tục công việc mình. Chứng kiến những áp lực cao trong bệnh viện mà các bác sĩ đang nỗ lực hàng ngày hàng giờ không biết tôi có thể theo nổi không?”

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version