Stress ở điều dưỡng viên đang ở mức báo động

Vừa qua Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường thực hiện một khảo sát tại một khoa hồi sức cấp cứu cho biết có tới 42% điều dưỡng viên bị stress.

Ám ảnh vì bị bạo hành

Điều dưỡng viên có vai trò quan trọng đảm bảo cho mọi hoạt động của bệnh viện diễn ra tốt nhất. Mọi người cứ nghĩ rằng công việc của điều dưỡng viên nhẹ nhàng lắm. Có gì đâu khi chỉ đi phát thuốc, tiêm thuốc, thực hiện các y lệnh của bác sĩ…ít ai hiểu rằng điều dưỡng viên phải mất cả ngày trời mới có thể hoàn thành công việc của mình. Mỗi ngày làm việc họ phải chạy đi chạy lại như con thoi không ngừng nghỉ mà vẫn bị bệnh nhân chỉ trích thậm chí miệt thị nặng nề.

Stress ở điều dưỡng viên đang ở mức báo động

Đôi mắt ngấn nước giọng nghẹn ngào điều dưỡng viên Đặng Hà theo học Chuyển đổi Cao đẳng Y Dược Hà Nội nhớ lại: Khi đang chuẩn bị tiêm thuốc cho bệnh nhân thì bị một người đàn ông giáng cho cái tát đau đớn chỉ vì chị không tiêm thuốc cho bố anh ta trước. Thực ra khi chị đến giường bệnh đó thì bệnh nhân đang đi thay đồ nên tôi sẽ quay  lại tiêm sau, không thể nào ngờ người nhà bệnh nhân có thể hành xử như vậy. Với chị cái tát như một nỗi ám ảnh, mỗi ngày đi làm đều cảm thấy căng thẳng lo lắng vô cùng vì sợ bệnh nhân hành hung bất ngờ.

Ngoài trời nắng nóng như đổ lửa ai chẳng mong được ngồi làm việc trong  phòng điều hòa nhàn nhã nhưng với các điều dưỡng viên điều đó không bao giờ xảy ra. Họ luôn cố gắng nỗ lực hết mình cho công việc mặc cho bệnh nhân đông nghịt môi trường ngột ngạt nóng bức vậy mà đôi khi họ nhận lại kết quả vô cùng cay đắng.

Rất nhiều lần chứng kiến cảnh bệnh nhân túm lại nói xấu cán bộ nhân viên y tế chị Thu An đang làm điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nội Tiết hiện đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Điều dưỡng viên có nhiệm vụ phải chăm sóc theo dõi quá trình phục hồi của bệnh nhân nên việc  vệ sinh vết thương cho họ bắt buộc phải làm. Có những bệnh nhân đôi bàn chân bị hoại tử do biến chứng từ đái tháo đường nên bốc mùi thôi thối. Đến cả người nhà còn muốn tránh xa nhưng điều dưỡng vẫn phải làm tròn bổn phận của mình, có nhiều người làm xong việc không ăn nổi cơm vậy mà vẫn bị  bệnh nhân miệt thị với những lời cay đắng:“Tụi điều dưỡng cho tiền nó mới làm, không cho tiền nó không làm đâu.

Điều dưỡng viên dễ bị stress rất cao

Nghề điều dưỡng đứng đầu trong danh sách những nghề dễ bị stress theo Hiệp hội Lao động Hoa Kỳ, ở Việt Nam tỉ lệ nhân viên y tế bị stress ngày càng cao.

Bác sĩ Trường Giường đang thực hiện giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tỉ lệ stress ở nhân viên y tế chia ra theo 3 tuyến: Tuyến Trung ương, tỉnh và huyện trong đó thấp nhất là tuyến huyện. Nguyên nhân khiến các điều dưỡng viên gặp stress: áp lực nặng nề từ công việc, bệnh nhân và người nhà, thời lượng làm việc quá cao, bệnh nhân quá đông, phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, dễ bị bạo hành, thu nhập chưa tương xứng với công sức bỏ ra…

Có đến 72% điều dưỡng viên cho rằng khối lượng công việc quá lớn, 50% cho rằng thời gian ngơi không hợp lí, thậm chí không có ngày nghỉ, không có cơ hội thăng tiến, không được nâng cao trình độ chuyên môn; hơn 30 % cho rằng thiếu các trang thiết bị, cơ sở vật chất thiếu thốn,  quá nóng…

Giải pháp nào cho ngành Y giảm thiểu tỉ lệ stress ở nhân viên

Để giải quyết tất cả những  nguyên nhân gây stress cần đa dạng nhiều yếu tố. Ngành y cần có sự sắp xếp công việc, phân công hiệu quả hơn nhằm tránh sự tồn đọng. Có các buổi tập huấn náng cao năng lực trình độ chuyên môn cho các điều dưỡng viên chứ không chỉ là cử bác sĩ đi học nâng cao. Bên cạnh đó tạo cơ hội cho nhân viên nghỉ ngơi bảo vệ quyền lợi, động viên tinh thần cho họ,tạo điều kiện chuyển đổi công việc khi không phù hợp, luôn phiên nhân viên ở những khoa có áp lực cao do công việc mang lại. Có như vậy mới góp phần giảm thiểu stress cho các điều dưỡng viên đồng thời nâng cao hiệu quả công việc.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version