Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con, mẹ cần tránh điều gì?
Các giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Nước muối sinh lý 0,9% hay còn gọi hay còn gọi là nước biển sâu có tác dụng bổ sung nước và điện giải cho cơ thể nếu sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch, ngoài ra chúng còn được dùng để rửa các vết thương, vệ sinh mũi họng, sử dụng làm thuốc nhỏ /rửa mắt hay mũi trong một số trường hợp đặc biệt”
- Mẹ nên chăm sóc trẻ tiêu chảy như thế nào để trẻ mau khỏi bệnh?
- Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng mẹ cần lưu ý điều gì?
- Sử dụng viên đạn hạ sốt cho trẻ mẹ cần lưu ý gì?
Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc vệ sinh cơ thể của trẻ
Nước muối sinh lý có tác dụng tốt trong việc vệ sinh và làm sạch cơ thể đặc biệt là chúng an toàn, lành tính với trẻ, tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên và không đúng cách có thể khiến cho trẻ bị viêm mũi, viêm họng,…rất nguy hiểm cho trẻ.
Sai lầm của các mẹ khi sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ
Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm: “Rất nhiều các bậc phụ huynh đang lạm dụng việc sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con với quan điểm vệ sinh càng kỹ, càng sạch con sẽ không mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm Amidan,…Thậm chí có những mẹ sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên, ngày vệ sinh từ 2-3 lần, ngay cả khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh”.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm của các mẹ, theo các chuyên gia trong mũi của trẻ hàng ngày đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để làm ẩm niêm mạc và bảo vệ mũi khỏi những tác động xấu từ môi trường, khi sử dụng thường xuyên nước muối sinh lý để vệ sinh mũi thì vô tình đã làm mất đi chất bảo vệ tự nhiên này”.
Chỉ sử dụng nước muối để vệ sinh mũi cho trẻ theo chỉ định của Bác sĩ
Điều này sẽ khiến cho trẻ bị trẻ bị rát, kích ứng mũi, gây chảy nước mũi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc mũi họng của trẻ, khiến chúng bị khô dễ kích ứng thậm chí có thể gây viêm nhiễm mãn tính cho trẻ, chưa kể đến việc rửa mũi sai cách hay quá thô bạo có thể khiến trẻ bị đau, chảy máu, hoặc nguy hiểm hơn và viêm tai giữa.
Các Bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ khi trẻ bị bệnh hoặc khi trẻ đi đường dài, mũi trẻ bị kích thích, chứa nhiều bụi bẩn. Khi rửa mũi cho con mẹ nên thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cách rửa mũi cho trẻ đúng kỹ thuật
Đầu tiên, mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn hoặc giường không nên cho trẻ nằm gối, để đầu trẻ thấp hơn thân mình, mẹ đặt một tay lên đầu để giữ trẻ tránh cho trẻ giãy dụa và có thể gây tổn thương mũi của trẻ trong quá trình rửa. Để tránh bị ướt và dây bẩn, mẹ cũng nên lót một khăn xô dày dưới cổ và đầu trẻ để nước rửa chảy ra đến đâu sẽ thấm vào khăn đến đó.
Nếu dịch mũi loãng thì mẹ có thể tiến hành rửa mũi luôn, nếu dịch mũi đặc và nhiều dỉ mũi mẹ nên nhỏ vào mũi của trẻ từ 1-2 giọt nước muối sinh lý để chúng loãng ra và tiến hành ép nhẹ hai cánh mũi để dỉ mũi bong ra sau đó mới tiến hành rửa sẽ cho hiệu quả cao hơn rất nhiều. Mẹ nên sử dụng lọ nước muối có đầu tròn, sau đó đưa vào lỗ mũi của trẻ, bóp 1-2 nhát bóp, khi bóp mẹ không nên bóp quá mạnh vì có thể khiến nước muối chảy mạnh khiến trẻ khó chịu.
Rửa mũi cho trẻ phải tiến hành hết sức nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương mũi của trẻ
Khi dịch mũi chảy ra, mẹ dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi và miệng của trẻ, sau đó trò chuyện với trẻ một vài phút để trấn an trẻ và tiếp tục làm với bên mũi tiếp theo. Nếu dịch mũi của bé quá đặc và quá nhiều mẹ rửa cảm thấy không hiệu quả, thì có thể sử dụng dụng cụ để hút mũi cho trẻ. Các chuyên thầy thuốc tư vấn của chúng tôi không khuyến cáo mẹ lạm dụng phương pháp này vì cách này có thể gây ra áp lực khiến niêm mạc mũi bị tổn thương.
Mẹ bơm rửa cho con đến khi nước rửa chảy ra màu trong không còn dịch nhầy. Ngày rửa mũi từ 3 đến 5 lần, đến khi mũi trẻ ổn định không còn chảy dịch. Các mẹ cũng không nên sử dụng bơm tiêm chứa nước muối sinh lý bơm, rửa trực tiếp vào mũi cho trẻ vì có thể khiến trẻ bị tổn thương mũi.
Điều cuối cùng mà các mẹ cần lưu ý đó là mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để tránh làm tổn thương mũi của con.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn