Tất cả kiến thức về ung thư phổi mà bạn cần biết!
Trong số những căn bệnh ác tính đe dọa sức khỏe con người, ung thư phổi là mối nguy hại hàng đầu vì có diễn biến âm thầm và khả năng gây tử vong cao. Làm thế nào để nhận diện bệnh ung thư phổi là điều mà nhiều người quan tâm.
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi
- Vũ khí mới tiêu diệt hiệu quả ung thư phổi
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xạ trị ung thư phổi
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi xuất hiện tại lá phổi. Đây là loại ung thư ác tính nguyên phát nguy hiểm, phổ biến thứ hai trong các loại ung thư ở nam giới và thứ ba đối với phụ nữ.
Các mô phổi là nơi bắt nguồn của ung thư phổi. Có hai loại ung thư chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NCSLC). Trong đó hơn 80% tỷ lệ người mắc ung thư phổi thuộc loại không phải tế bào nhỏ.
Nhận biết hai loại ung thư phổi
Ung thư phổi tế bào nhỏ: Ung thư phổi tế bào nhỏ còn được gọi là oat cell carcinoma, chiếm 20% tổng số bệnh nhân ung thư. Ung thư phổi tế bào nhỏ có thời gian tăng trưởng ngắn, phát triển nhanh, gây ra hội chứng Carcinoid hoặc bài tiết bất thường bên trong cơ thể.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Tỷ lệ mắc loại ung thư phổi này chiếm 80%. Hai loại ung thư này có đặc tính và phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy việc phân biệt chính xác hai loại ung thư có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
Ung thư phổi bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?
Chúng ta thường nói đến hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Tuy nhiên ngoài thuốc lá còn nhiều các nguyên nhân khác nữa có thể dẫn con người đến căn bệnh ác tính này, bao gồm:
- Hút thuốc: Hút thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây ung thư da tế bào nhỏ không biểu hóa hoặc ung thư trên biểu bì, cùng với đó, khói thuốc cũng là chất có thể gây ra ung thư.
- Nghề nghiệp: Với những người có công việc đòi hỏi tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ như urani, radium, urani, radium… thì tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn so với những người làm các công việc khác.
- Bệnh mãn tính ở phổi: Các bệnh lý về phổi như viêm phế quản, ho, hạch phổi…có thể tiềm ẩn khả năng biến chứng thành ung thư phổi nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
- Yếu tố bên trong: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở những người trong gia đình có người bị ung thư sẽ cao hơn những người khác. Ngoài ra những cơ thể có khả năng miễn dịch yếu cũng khiến chức năng bài tiết trong quá trình trao đổi chất kém, khả năng bị ung thư cao.
Triệu chứng cơ bản của ung thư phổi
Có thể nhận biết ung thư phổi qua các triệu chứng sau:
- Ho: Ho dai dẳng lâu ngày có thể là triệu chứng cho thấy cơ thể bạn bị ung thư phổi. Khối u ở phế quản phát triển càng mạnh thì ho càng nhiều. Nếu ho xuất hiện trên 3 tuần không khỏi, hãy đi khám bác sĩ để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị hiệu quả.
- Sốt nhẹ: Sự phát triển của các khối u làm tắc phế quản khiến cho lá phổi bị tắc gây ra sốt ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
- Đờm ra máu: Nếu bị đờm ra máu, hãy nhanh chóng đến khám ở các trung tâm y tế để kịp thời phát hiện bệnh. Với người bị ung thư phổi, đờm ra máu do các khối u bị viêm dẫn đến hoại tử làm tổn thương đường máu nhỏ. Đờm ra máu có thể xảy ra liên tục hoặc thành từng đợt.
- Đau ngực: Đau ngực xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh, chủ yếu là đau tức và đau âm ỉ.
Các dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn đầu thường khó phát hiện, nếu chủ quan với các triệu chứng nhẹ trong cơ thể, rất có thể bạn đang tạo điều kiện cho tế bào ung thư gặm nhấm cơ thể mình từng ngày.
Cách phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả
Một lối sống lành mạnh giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả. Trong đó nên chú ý những điều sau:
- Không hút thuốc lá
Nghiên cứu đã chỉ ra những người hút thuốc có tỉ lệ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần người bình thường. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà khói thuốc tỏa ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người xung quanh.
Bỏ thuốc lá là cách tự bảo vệ mình trước những tác nhân gây ung thư mà những người nghiện thuốc cần làm ngay lúc này.
- Tập thể dục
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, duy trì nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày không chỉ phòng ngừa ung thư hiệu quả mà còn giúp bạn đẩy lùi nhiều căn bệnh khác.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Để phòng ngừa sự xuất hiện của ung thư phổi, nên bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh như súp lơ, cà chua, táo, cam, rau chân vịt… Ngoài tác dụng phòng ngừa ung thư phổi, rau quả còn là thần dược với những người bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành…
- Hạn chế tiếp xúc chất phóng xạ
Với những người phải làm việc trong môi trường nhiều hóa chất cần được trang bị các biện pháp bảo hộ hiệu quả, sử dụng khẩu trang, bao tay…hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp các hóa chất độc hại có thể gây ung thư.
Hiện nay các phương pháp điều trị ung thư rất tốn kém và hiệu quả chưa khả quan. Ung thư phổi sẽ không còn là mối đe dọa với tính mạng con người nếu mỗi người được trang bị kiến thức cần thiết để tự bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn