Thầy, trò “hỏa tốc” dạy và làm bài theo hình thức trắc nghiệm

Chính điều này đã khiến cho cả thầy và trò đều phải nhanh chóng hòa nhập với hình thức thi trắc nghiệm mới. Từ những ngày đầu ban hành quy chế mới, hầu hết tại các Trường THPT đã tiến hành cho học sinh kiểm tra 1 tiết bằng hình thức trắc nghiệm. Tính tới thời điểm này chỉ còn chưa đầy 7 tháng nữa, học sinh sẽ phải đối mặt với kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.

Đổi mới phương pháp làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm
Đổi mới phương pháp làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm

Đổi mới phương pháp theo hình thức trắc nghiệm

Đối với các môn như Hóa, Lý, Ngoại Ngữ, Sinh học, học sinh đã làm quen được từ trước với hình thức thi trắc nghiệm, tuy nhiên đối với các môn như Toán, Lịch Sử, Địa Lý, Giáo dục công dân thi theo hình thức này là hoàn toàn mới. Điều này yêu cầu giáo viên cần phải có những phương pháp và kế hoạch thiết kế đề thi mẫu, cũng như hướng dẫn học sinh làm bài theo hướng trắc nghiệm.

Bên cạnh đó, cần phải có sự chủ động của tổ chuyên môn để cùng nhau xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm, các thầy cô cần phải xây dựng bộ câu hỏi theo từng bài, từng chương có như vậy mới bám sát được chương trình của sách giáo khoa. Đồng thời từ đó, phân chia ra cấp độ khó, dễ của nội dung chương trình, giúp các em thích ứng với những kiểu đề thi trắc nghiệm, trước khi bước vào kỳ thi quan trọng nhất.

Nhìn vào thực trạng của Trường ĐHQG Hà Nội, trước khi đưa ra phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, trường đã phải nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia trong vòng 3 năm, mới đưa ra được bộ câu hỏi trắc nghiệm. Vậy đối với các thầy cô giảng dạy ở cấp THPT chỉ còn chưa đầy 7 tháng nữa kỳ thi THPT sẽ diễn ra, đây là bài toán quá khó, cần phải có sự nỗ lực đầu tư, giải quyết, bàn bạc của cả một tập thể các thầy cô, nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy và quan trọng nhất là việc ra đề thi trắc nghiệm tốt nhất cho học sinh.

Nhiều khó khăn trong công tác giải quyết bài thi trắc nghiệm

Thầy và trò đều lúng túng

Khi thực hiện theo quy chế mới của Bộ đưa ra, cả học sinh lẫn thầy cô giáo đều hết sức lúng túng trước vấn đề giải quyết bài thi theo hình thức trắc nghiệm.

Có những học sinh vẫn khá lúng túng trong việc giải toán nhanh, nhiều trường đã hướng tới việc giải quyết vấn đề theo cách thức sử dụng máy tính casio, từ đó giúp học sinh giải được bài trong thời gian nhanh nhất mà vẫn yêu cầu độ chính xác cao. Với những môn học như Lịch sử, Địa lý, sinh viên cần phải hướng trọng tâm học tập, bám sát theo chương trình của sách giáo khoa. Ở những môn Xã hội, như Giáo dục công dân, câu hỏi là đề mở chính vì thế học sinh cần phải đọc thêm và hiểu biết thêm nhiều kiến thức… Tất cả những vấn đề trên cho thấy học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức khá nhiều và phải tập làm quen với hình thức thi mới.

Giáo viên khi ra đề thi trắc nghiệm, thường rất hay lúng túng trong việc lựa chọn câu hỏi, cần phải có sàng lọc kỹ lưỡng, câu hỏi bao quát trọng tâm vấn đề, đồng thời nhà trường cũng cần phải hướng dẫn thầy cô cách kiểm tra và rà soát lại đề thi, cách xáo đề thi trắc nghiệm trước khi đưa cho học sinh làm.

Sự thay đổi này đã khiến cho cả thầy và trò cùng dồn hết tâm sức cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Tuy nhiên, kiến thức thi chỉ gói gọn trong chương trình lớp 12 đây cũng chính là lợi thế cho học sinh, khi chỉ phải ôn tập mảng kiến thức này. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và đậu Đại học trong năm nay hy vọng cũng sẽ cao hơn năm ngoái.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version