Y đức hay Y đạo gọi thế nào cho đúng?
Vấn đề đạo đức luôn là đề tài bàn luận sôi nổi của mọi người khi nói về Bác sĩ, nhân viên y tế khi có một sự cố y khoa nào đó xảy ra trong ngành.
- Bác sĩ phải “chạy sô” mới thành đại gia như người ta nói
- Nỗi niềm Bác sĩ khoa sản chịu tiếng oan cả đời
- Bác sĩ có nên chấp nhận sống cảnh bần hàn?
Y đức hay Y đạo gọi thế nào cho đúng?
Nên gọi Y đức hay Y đạo?
Trong xã hội, người ta nói đến lương tâm nghề nghiệp ý chỉ rằng ngành nghề nào cũng cần có đạo đức chứ không chỉ riêng ngành Y. Tuyệt nhiên với ngành Y vấn đề đạo đức lại bị soi xét gắt gao, khắt khe nhất trong khi đó các ngành khác khi phát hiện ra tham nhũng, tiêu cực lại bị dìm đi chứ không hề lên án hoặc có nêu ra rồi để đó, mọi việc chìm trong yên lặng. Người ta vẫn tranh cãi trong nghề Y nên gọi là Y đức hay Y đạo cho đúng với tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất. Bác sĩ Nam Anh phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Gọi là Y đạo sẽ đúng với những người công tác trong nghề hơn. Y đạo là con đường để hành nghề Y, chỉ có những người có đủ bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có trình độ chuyên môn giỏi, giàu lòng nhân ái độ lượng mới có thể đi trên con đường đó.
Xã hội yêu cầu người thầy thuốc không chỉ tài giỏi mà cần hiểu rõ chữ “đạo” thấu hiểu, đồng cảm với những người bệnh nhân của mình. Bởi họ nắm trong tay mình tính mạng con người, họ nắm giữ hạnh phúc của người khác nếu chỉ có kiến thức chuyên môn khô khan làm sao đủ bản lĩnh để theo nghề.
Vốn dĩ ngành nghề nào cũng cần có đạo đức, cần những con người tài đức vẹn toàn nhưng đối với ngành Y đạo đức hay còn gọi là Y đạo luôn được đặt lên hàng đầu bởi họ phục vụ cho tính mạng của cả cộng đồng xã hội.
Ai theo nghề Y mới thấm nỗi vất vả
Chỉ có những ai đã và đang học tập, công tác trong nghề mới hiểu thấu sự vất vả nhọc nhằn trong nghề. Bởi ngay từ khi đặt bước chân đầu tiên vào cánh cửa đại học đã phải xác định trước sự vất vả, căng thẳng.
Giảng viên Tú Anh phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Sinh viên y khoa bắt buộc phải chấp nhận khối lượng kiến thức khổng lồ, thời gian học kéo dài, quá trình rèn luyện vất vả đặc biệt phải đối diện với những nỗi kinh hoàng, ám ảnh trong bệnh viện, các ca cấp cứu tai nạn nặng nề. Những đêm trực vất vả, sáng hôm sau lại đi lâm sàng, chiều học trên giảng đường, sinh viên y khoa dường như không có thời gian nghỉ ngơi.
Kết thúc 6 năm dài đằng đẵng học tập trên giảng đường sau khi tốt nghiệp cầm tấm bằng đỏ trên tay nhưng họ chưa thể tự hành nghề mà còn phải học thêm chuyên khoa, cao học rồi thực hành mới đủ kinh nghiệm, kĩ năng khám chữa bệnh cho con người. Trong quá suốt quá trình hành nghề Bác sĩ, họ luôn không ngừng rèn luyện nỗ lực học tập, nghiên cứu thêm các tài liệu y khoa để trau dồi kiến thức bởi vì cơ thể vốn là bộ má phức tạp nhất, mỗi đối tượng lại có muôn hình muôn vẻ không ai giống ai.
Bạn Thanh Hà đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Người thầy thuốc không chỉ cần có kiến thức chuyên môn cao, trình độ giỏi mà cần thành thạo các phương tiện chẩn đoán cận làm sàng như: Chụp X-quang, cắt lớp vi tính, siêu âm, xét nghiệm… sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Đồng thời việc cố gắng học lên cao, tìm hiểu các mô hình chữa bệnh mới cũng như tiếp thu các thành tựu của nền y học hiện đại mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Cùng với đó họ cần trau dồi Y đức, Y đạo để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Đối với những người theo nghề Y sẽ luôn phải học hỏi suốt đời và cần có sự cư xử đúng mực nhất để phục vụ cộng đồng xã hội. Ngành Y vốn là một nghề cao quý được xã hội vinh danh để ghi nhận những cống hiến to lớn của người thầy thuốc, ngược lại họ cũng luôn cố gắng nỗ lực để chăm lo bảo vệ sức khỏe xã hội một cách tốt nhất.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn