Thời tiết tăng 1 độ C, tỷ lệ trẻ nhập viện tăng 3,4%
Thời điểm cuối năm là lúc bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong những năm gần đây, sự thay đổi thất thường của thời tiết càng khiến các bệnh dễ mắc dịp cuối năm trở nên bùng phát và nguy hiểm hơn bất cứ thời điểm nào.
- Chẩn đoán bệnh theo tháng sinh – ai cũng giật mình vì quá đúng!
- Thời tiết hanh khô, cần đề phòng những bệnh mùa đông sau
- Cảnh báo: Chảy máu não sau 15 phút uống nước tăng lực!
70% trẻ nhập viện là do bệnh đường hô hấp
Trong có các bệnh dễ mắc dịp cuối năm, đáng lo ngại nhất là các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ, bệnh tim và bệnh tiêu chảy.
Theo thống kê của TS Nguyễn Đình Cường, chuyên viên ADB, cứ thời tiết tăng thêm 1 độ có thể khiến số trẻ em phải nhập viện tăng 3,4%, trong đó có đến 70% là do bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
Diễn biến thời tiết khắc nhiệt khi lạnh đột ngột, lúc nóng như mùa hè cũng là nguyên nhân khiến biểu đồ bệnh lý thay đổi chóng mặt. Tại các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, số người phơi nhiễm lạnh dẫn đến bệnh tim mạch tăng nhanh, theo đó cứ nhiệt độ giảm 1 độ, thì số người bị bệnh tim mạch sẽ tăng 1,12 lần.
Trong đó tại miền Nam, thời tiết thay đổi lại là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy trở thành bệnh dễ mắc dịp cuối năm. Cứ mức sông dâng lên 1cm thì tình trạng tiêu chảy càng trở nên phức tạp hơn.
Sốt xuất huyết cũng là một trong những căn bệnh dịp cuối năm phổ biến. Độ ẩm thay đổi kèm theo tình trạng mưa, nắng thất thường, nước biển dâng cao…là điều kiện để muỗi sinh sôi và phát triển, lây truyền nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người.
Thời tiết thay đổi và các bệnh lý liên quan
Sự thay đổi khí hậu những năm gần đây tác động không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thời tiết và bệnh tật như sau:
- Thời tiết hanh khô (tháng 2 – tháng 4): con người dễ mắc bệnh như bệnh sốt xuất huyết, thủy động, mụn nước, phỏng dạ…
- Mùa mưa (tháng 5 – tháng 7): thời điểm bùng phát các bệnh về tiêu chảy, cảm cúm, sốt, dị ứng, đau bụng, bệnh ngoài ra…
- Mùa lạnh (tháng 11 – tháng 1): cần đề phòng các bệnh dễ mắc vào dịp cuối năm gồm cước, viêm phế quản, ho, cảm lạnh…
Theo thông báo của Bộ Y tế, tình trạng biến đổi khí hậu đang có những tác động nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng. Mỗi năm, ở nước ta ghi nhận khoảng 3,5 triệu người nhiễm các bệnh truyền nhiễm trong đó có hàng nghìn trường hợp tử vong. Con số các dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền trong 10 năm qua cũng không ngừng tăng.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây bệnh
Thời tiết cực đoan khiến các bệnh lý dễ mắc dịp cuối năm tăng cao. Đối tượng chính chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất mỗi khi thay đổi thời tiết là người già và trẻ em.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, biến đổi khí hậu là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của 150 ngàn người mỗi năm, trong đó có 2,4% do tiêu chảy cáp, 6% do sốt rét. Tại các nước thu nhập thấp, có đến 40% số người chết là do bệnh lây truyền
Các chuyên gia trên thế giới dự báo đến năm 2080, nguy cơ từ việc trái đất ấm lên sẽ khiến 1,5 – 3,5 triệu người đối mặt với căn bệnh sốt xuất huyết, sốt Dengue và ung thư da, ảnh hưởng trực tiếp đếp các nước đang phát triển.
Các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nhất bao gồm:
- Nhóm người già và trẻ em khi sức đề kháng yếu.
- Nhóm phụ nữ, những người thường dành thời gian chăm sóc gia đình là đối tượng chính của các bệnh lây truyền.
- Nhóm hộ nghèo, điều kiện khó khăn, dinh dưỡng không đầy đủ, có thể mắc các bệnh truyền nhiễm do sức đề kháng yếu.
Để đề phòng những bệnh dễ mắc dịp cuối năm, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, giữ ấm cơ thể, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt người già và trẻ nhỏ để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra bệnh ở mức thấp nhất.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn