Thuốc chữa bỏng nước sôi phù hợp không chỉ giúp vết thương nhanh lành mà còn hạn chế tối đa nguy cơ bị sẹo do tai nạn thường gặp trong cuộc sống này gây ra.
- Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em cha mẹ cần phải biết
- Trị sẹo do bỏng lâu năm nhờ cây lá vườn nhà hiệu quả
- Bôi mỡ trăn khi bị bỏng đúng hay sai? Cách xử lý bỏng hiệu quả
Các bước sơ cứu khi bị bỏng nước sôi
Trong trường hợp không may bị bỏng, trước khi bôi thuốc trị bỏng nước sôi, cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu vết thương như sau:
- Bước 1: Làm nguội vết bỏng
Ngay khi bị bỏng nước sôi, bạn hãy làm nguội vết thương bằng cách ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh hoặc để dưới vòi nước xả liên tục trong vòng 15 – 20 phút để vết bỏng được làm dịu, bớt cảm giác đau rát và ngăn ngừa nguy cơ phồng rộp sau này. Bạn lưu ý chỉ nên dùng nước mát, sạch, không dùng nước đá lạnh hoặc nước bẩn có thể gây nhiễm trùng vết thương.
Việc làm nguội vết bỏng kịp thời có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa vùng da bị bỏng lan rộng, giúp vết thương ít đau rát và sưng tấy hơn.
- Bước 2: Giữ sạch vết bỏng
Thay vì áp dụng các mẹo trị bỏng nước sôi, dầu ăn, bô xe máy…trong dân gian như dùng bơ, giấm, kem đánh răng để làm dịu vết bỏng, bạn hãy thực hiện vệ sinh vết thương một cách khoa học bằng việc giữ vết thương sạch sẽ, không bôi bất cứ thứ gì, không động chạm trong vòng 24h sau khi bị bỏng. Dùng lớp băng gạc y tế để đắp nhẹ lên vết thương để tránh việc động chạm và nhiễm bụi bẩn bên ngoài.
- Bước 3: Rửa vết thương với xà phòng
Sau 24h, bạn có thể dùng xà phòng và nước sạch hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn vết thương. Chỉ nên rửa vết thương ngày một lần sau đó lau khô vết thương và băng gạc cẩn thận.
- Bước 4: Bôi thuốc trị sẹo bỏng
Với các vết bỏng nhẹ có thể tự khỏi, bạn không cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp vết thương nặng có khả năng nhiễm trùng, bạn cần dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa vết thương bị lan rộng, nhanh khỏi hơn và không để lại sẹo.
Thuốc chữa bỏng nước sôi
- Để chữa bỏng nước sôi không để lại sẹo, bạn có thể tăng cường một số loại thực phẩm, trái cây có chứa vitamin C, D trong chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể như cam, chanh…
- Với các vết bỏng nhẹ, nốt phỏng nhỏ: Dùng nước vô khuẩn NaCl 0,9% hoặc nước dấm, chanh, nước đường 20% để rửa vết bỏng.
- Với trường hợp bỏng do acid: dùng dung dịch natri bicacbonat 2-3%.
- Bỏng do kiềm: Rửa vết thương với nước sạch sau đó đắp dung dịch acid acetic 0,5 – 6%, amôni clorua 5%, acid boric 3%.
- Trường hợp bỏng ở mặt, hậu môn sinh dục, bạn nên rắc bột sous gallate de bismuth lên vùng da bị bỏng, để hở không băng.
- Với các vết bỏng nặng có mủ, cần cấy mủ, làm kháng sinh đồ để ngăn nhiễm trùng vết thương và hình thành sẹo co dúm. Hiện nay trên thị trường có bán các sản phẩm ngăn ngừa sẹo bỏng bằng gel silicol dán lên vết bỏng tuy nhiên chi phí khá đắt, để ngăn ngừa sẹo bỏng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, bạn có thể dùng nghệ tươi để đắp lên vết thương khi ăn da non và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
- Không để vết thương tiếp xúc với các vết bẩn, bụi bẩn bên ngoài, tỳ đè hoặc va chạm vào vết bỏng trong suốt quá trình chăm sóc vết bỏng.
- Thuốc chữa bỏng nước sôi không để lại sẹo sẽ phát huy được tác dụng tối đa nếu bạn nghiêm túc thực hiện theo các hướng dẫn và sử dụng đúng cách. Trong các trường hợp vết bỏng phức tạp hoặc ảnh hưởng với diện tích rộng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trong việc điều trị.
Dưới đây là những kinh nghiệm dùng thuốc chữa bỏng nước sôi bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân trong gia đình trước tai nạn bỏng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn