Trẻ bị vàng da – do sinh lý hay bệnh lý!  

Trẻ sơ sinh có 2 dạng vàng da là: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý hầu hết trẻ đều bị và thường biến mất sau một thời gian ngắn. Trẻ bị vàng da bệnh lý rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật do đó các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. 

Trẻ vàng da sinh lý

Giai đoạn sơ sinh được tính từ khi trẻ cắt rốn đến khi trẻ tròn bốn tuần tuổi. Trong giai đoạn này trẻ có thể xuất hiện một số hiện tượng như vàng da sinh lý, sụt cân sinh lý, bong da sinh lý,…Tuy nhiên, vàng da ở trẻ sơ sinh vẫn luôn làm các mẹ đau đầu và băn khoăn.

Tại sao trẻ lại xuất hiện vàng da?

Vàng da là 1 dấu hiệu hay gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do hiện tượng hồng cầu vỡ và tự giải phóng Bilirubin, mà khả năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện, tạo điều kiên cho Bilirubin ngấm vào da và các tổ chức dưới da gây hiện tượng vàng da.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Đối với vàng da sinh lý, nó là một hiện tượng  bình thường của trẻ ở giai đoạn sơ sinh trẻ sẽ tự khỏi và không cần điều trị gì, còn đối với vàng da bệnh lý học nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ sảy ra biến chứng vàng da nhân não vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Vậy làm sao để phân biệt được vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý?

Trẻ phải chiếu đèn do vàng da

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý .

  Vàng da sinh lý. Vàng da bệnh lý.
Thời điểm xuất hiện. Xảy ra vào ngày thứ ba, rõ nhất là ngày thứ 4-5 sau sinh. Thường xuất hiện sơm vào ngày thứ 1-2-3 sau sinh.
Thời điểm kết thúc. Thường kết thúc vào ngày thứ 8-10 sau sinh.  
Đặc điểm vàng da. Vàng nhẹ, thường từ mặt đến thân, chi, vàng nhạt dần.

 

 

Vàng da thường tăng nhanh, vàng da sáng, vàng như nước nghệ.

Vàng từ mặt đến chân, đến chi.

Vàng đậm có khi vàng cả niêm mạc,

Triệu chứng khác. Toàn thân: hầu như không ảnh hưởng.

 

Phân vàng, tiểu trong

Thể trạng chung: kém, thiếu máu không rõ rệt, gan lách to, ….

 

Phân vàng hoặc bạc màu, nước tiểu vàng

 

Trẻ vàng da như thế nào thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Khi trẻ có 1 trong số các dấu hiệu sau thì gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị kịp thời:

Khi vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ đầu sau sinh, trẻ vàng toàn thân, vàng đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng. Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú kém, co giật, sốt, phân bạc màu …

 Trẻ bị vàng da bệnh lý

Để nhận định được đúng dấu hiệu vàng da ở trẻ nhỏ yêu cầu cần bộc lộ vùng da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên là tốt nhất hoặc ánh sáng trắng. Do vậy, các bà mẹ cần quan sát màu sắc da của con mình hàng ngày dưới ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng đèn trắng để phát hiện sớm dấu hiệu vàng da.

Trẻ sơ sinh vô cùng non yếu vì vậy cần sự chăm sóc và theo dõi đặc biệt từ mẹ, mong rằng với những thông tin trên các bà mẹ đã có thể tự theo dõi và phát hiện được các dấu hiệu bất thường ở con yêu trong giai đoạn đầu đời này.

 Mai Mốc- Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version