Truyền thông luôn đâm những “nhát dao” vào nghề Y

Nếu như có cơ hội làm việc trong ngành Y, hoặc quen biết một người trong ngành, hiển nhiên bạn sẽ hiểu hơn công việc và con người trong ngành.

Dư luận không nên soi mói ngành Y

Đừng đâm ngành Y

Những người theo đuổi học các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược, liên thông Cao đẳng Điều dưỡng có thể thấy ở họ có đam mê với nghề Y. Đa phần, họ sẽ không tự đánh mất niềm tin, bởi khi bước chân vào ngành, hầu hết đều có một tình cảm đặc biệt với con người, thích công việc chăm sóc, lắng nghe và lo lắng cho sức khỏe của người khác. Đối với họ đó là những công việc bình thường mà đầy đam mê. Không thể phủ nhận hay đổ lỗi, trong những năm gần đây ngành Y tế Việt Nam vẫn còn một vài bê bối, tạo lên sự bất bình trong xã hội. Nhưng đằng sau mỗi một kẻ tham lam trong ngành, đều là những năm tháng cực nhọc trước đó, khi phải học hành quá nhiều, bỏ ra quá nhiều, để rồi một ngày kia được cầm quyền trượng trong tay, họ đã quên mất vai trò thiêng liêng của mình, họ đã chạy theo ma lực và danh vọng của đồng tiền, quyền lực và bóp cổ, trà đáp lên danh dự của những người đống nghiệp luôn tận tâm vì nghề.

Nhưng đó chỉ là một số ít, rất ít. Vì đâu đó vẫn có những người bác sĩ, nhân viên y tế hàng ngày miệt mài làm việc, vẫn từ chối phong bì, vẫn mỉm cười mỗi khi được cảm ơn một cách vô tư, vẫn chăm sóc cho những bệnh nhân “ruột” lâu năm. Nếu không có những người như thế liệu ngành Y còn tồn tại phát triển đến ngày nay?

Khi có một thông tin báo chí đưa lên, đa phần chúng tôi đều cảm thấy rất sửng sốt bởi sự vô tâm của dư luận. Họ đâu biết rằng, đằng sau mỗi sự kiện là một câu chuyện rất dễ hiểu về mặt chuyên môn. Thậm chí đã có lúc báo chí còn nghi ngờ sự khách quan, thổi phồng vấn đề, “giật tít” làm dư luận hoang mang khi đưa ra nhiều câu hỏi thể hiện sự nghi ngờ đối với hội đồng thẩm định y khoa, xét nghiệm Y tế. Đó chẳng phải là những nhát dao đâm vào chính con tim những người đang làm nghề hay sao?

Đâu đó luôn có có nhiều người tâm huyết vì nghề

Scandal sinh ra không dành cho ngành Y

Nếu như nghĩ cho lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông thì báo chí truyền thông không nên làm như vậy. Việc đẩy sự việc đi xa và cắt đứt niềm tin giữa người dân với Y tế có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, đó là cái chết của những con người không đáng bị chết.

Một thói quen rất cần phải được loại trừ khỏi nhận thức của người Việt Nam, đó là tự ý điều trị và sự thiếu tuân thủ trong quá trình điều trị. Đó chính là một trong những lý do ngầm khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút một cách nghiêm trọng. Thay vì nhờ “bác sĩ google” bệnh nhân hãy nhờ đến nhờ các bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị kịp thời, để không có những sự ra đi đáng tiếc cho chính người nhà và bác sĩ.

Có lẽ điều cuối cùng bất cứ người làm trong ngành Y đều mong muốn đó là báo chí hãy có một cái nhìn khách quan hơn, không phải là sự bao che, mà là những bài báo mang tính khoa học thay vì chạy theo sự giật gân, để qua đó cộng đồng có được cái nhìn khách quan, chân thực hơn đối với một ngành mang trách nhiệm nặng nề khi bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người. Đừng đâm họ nữa, bởi có thể vô tình sẽ đâm phải chính những người không đáng chết

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version