Viết cho những người làm nghề Y
Không chỉ đơn giản là cầm ống nghe lên khám, cầm dao lên mổ thực tế nhân viên y tế còn phải trải qua nhiều thăng trầm, phấn đấu để luôn hoàn thành trọn chữ “tâm” với nghề.
- Ai sẽ là người bảo vệ nhân viên Ngành Y?
- Những yếu tố nhìn là biết bạn có hợp với nghề Y hay không?
- Là phụ nữ không nên “mê” đàn ông làm Bác sĩ
Viết cho những người làm nghề Y
Những góc khuất trong nghề
Tôi sẽ nói cho các bạn nghe về công việc của người làm ngành Y như tôi, bao gồm từ những ngày còn làm Điều dưỡng, bác sĩ nội trú, đến bác sĩ chuyên môn. Tôi muốn nói để cho các bạn hiểu rằng, làm nghề Y có thật sự sướng và vì sao nghề của chúng tôi cứ mãi là con mồi để cho dư luận cắn xé.
Trong khi chúng tôi làm việc không quản ngày đêm thì với thù lao 3-4 triệu là mức lương của một điều dưỡng công, 6-7 triệu/tháng cho tất cả bao gồm trực gác, ngồi thêm phòng khám ngoài giờ, gặp khoảng 200 ca bệnh mỗi ngày, chạy ngược xuôi, làm việc cần mẫn như một con ong chăm chỉ. 5-6 triệu được trả cho người bác sĩ công và thêm được vài ba triệu khi thường xuyên trực gác, ngồi phòng khám gặp khoảng 100 bệnh/ngày. 1-3 triệu, tổng lương của một bác sĩ mới ra trường, nếu may mắn được bệnh viện “ưu ái” nhận vào. Còn số tiền 15.000 đồng sẽ dành cho 1 xuất cơm tối đối với nhân viên trực đêm. Đó là tất cả những gì mà một người mang cái mác những nghề cao quý, thiên thần áo trắng nhận được trong quá trình công tác tại ngành Y tế Việt Nam.
Nhưng đó chưa là gì, khi vật dụng hư hỏng nhân viên y tế sẽ phải trả tiền, khi bệnh nhân không đóng viện phí đủ, nhân viên y tế có thể sẽ phải trả tiền, khi phát sinh mẫu thuẫn chưa cần biết nguyên nhân là do ai nhân viên y tế sẽ phải viết bản kiểm điểm, trừ vào lương. Trong quá trình làm việc nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân bạo hành thì cũng chỉ nhận được một chút bồi thường về vật chất vì sẽ không có một đơn vị bảo trợ nào đứng ra bảo vệ danh dự cho người bác sĩ.
Đây chính là thực tế của những người xã hội yêu cầu phải lúc nào cũng niềm nở, vui vẻ và trở thành mẹ hiền, hoặc theo thông điệp gần đây nhất, xem bệnh nhân là “thượng đế”.
Cái nghề làm tộii cái thân
Với những khó khăn ấy liệu bạn có đủ can đảm để theo nghề Y?
Trả lời lý thuyết bằng miệng thông qua lời nói thì rất dễ, vì ai cũng cho rằng nghề nào cũng có khó khăn đâu riêng gì nghề Y, nghề nào cũng có mức lương ban đầu và chế độ thấp chứ đây không phải là câu chuyện của ngành Y… Những đã bao giờ các bạn hiểu môi trường làm việc của chúng tôi căng thẳng hơn những ngành nghề khác khi trực tiếp làm việc dưới sự soi mói của trăm người. Mỗi người mang một tính cách khác nhau, già trẻ, có trẻ. Các bạn đã bao giờ thử ngồi một ngày vừa làm việc vừa phải tươi cười, ôn hòa giải đáp từng câu hỏi của khoảng hơn 50 người chưa? Với tần xuất và đặc thù như thế thì hỏi rằng các bạn có thể giữ được hình ảnh như “hoa hậu quốc dân” hay không?
Nếu rảnh hơn nữa các bạn hãy thử bật đồng hồ báo thức ban đêm, cứ mỗi 30 phút đánh thức 1 lần, xem sáng hôm sau bạn có thể tươi cười ôm hôn đồng nghiệp và hàng trăm bệnh nhân không nhé!. Vì đây chính là một phần trong công việc của chúng tôi – trực đêm xong làm luôn buổi sáng, khám bệnh và chào bệnh. Đó chỉ là một trong số ít và con vô vàn những việc không tên mà hàng ngày chúng tôi phải làm.
Xã hội luôn ví và gọi chúng tôi là “thiên thần áo trắng”, nhưng tôi cảm thấy đúng và chính xác hơn là “thiên thần bị đày đọa”, còn gọi là “mẹ hiền” ư, đúng hơn là “người mẹ bị bạo hành gia đình” mà không một ai đoái hoài tới họ coi đó như điều thường tình mà chúng tôi phải chịu.
Phải chăng, mọi người đã đòi hỏi quá nhiều vào những người nhân viên y tế, mà chưa từng một lần cảm thông và chia sẻ. Mong các bạn hãy hiểu rằng chúng tôi cũng giống như các bạn cũng muốn sống trẻ khỏe, cũng là những con người hết sức bình thường, được làm bằng da bằng thịt, chúng tôi chỉ tự hào và tự nhận hơn các bạn khi có đủ thông minh, đủ siêng năng và đủ kiên nhẫn để trả nợ đời.
Sau tất cả chúng tôi chỉ hi vọng các bạn hãy thông cảm và thấu hiểu cho chúng tôi, đừng coi chúng tôi như những kẻ tội đồ đề lôi ra cắn xé. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng để làm chúng tôi ấm lòng và yên tâm với công việc mình đã chọn.