Ứ mật trong thai kỳ và những lưu ý cho mẹ bầu
Ứ mật được coi là dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, nó gây nên những ngứa ngáy, khó chịu cho thai phụ, nhưng không gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng này lại rất ảnh hưởng tới bé, nhất là trẻ ở giai đoạn sơ sinh.
- 8 dấu hiệu bất thường trong thai kỳ mà các mẹ bầu không nên bỏ qua
- Mang thai ngoài tử cung và những dấu hiệu không thể coi thường
- Tiểu đường trong thai kỳ và những điều mẹ cần biết
Chứng ứ mật trong thai kỳ là gì?
Ứ mật trong thai kỳ là hiện tượng mà sự bài tiết trong gan, mật bị gián đoạn. Ở trong thai kỳ thường gặp là giai đoạn ứ mật cấp tính và ứ mật mãn tính, hiện tượng này xuất hiện cả ở trong gan và ngoài gan.
Việc xuất hiện ứ mật trong thai kỳ khiến bà bầu bị ngứa dữ dội, nhất là lòng bàn tay và chân.
Thêm nữa khi đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm, phân thì bạc màu.
Bà bầu sẽ bị vàng da, phần lòng trắng của mắt, lưỡi và da có đốm vàng cam
Những hiện tượng ngứa do ứ mật thường gặp vào ban đêm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai phụ.
Khi có hiện tượng trên thì bạn nên đến gặp ngay Bác sĩ để được tư vấn và tìm biện pháp khắc phục.
Nguyên nhân nào gây nên ứ mật trong thai kỳ
Nguyên nhân của hiện tượng ứ mật trong thai kỳ có thể lý giải là do sự thay đổi hormon của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, nhưng cũng có thể là một vài nguyên nhân khác.
Mật là những chất dịch lỏng màu vàng, xanh có chức năng tiêu hóa mỡ trong cơ thể, thường được bài tiết qua ống mật chủ vào tá tràng.
Việc thay đổi hormon có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết của túi mật, trong một vài trường hợp thì có thể khiến việc bài tiết chậm lại và khiến lượng mật được tích tụ quá nhiều trong gan.
Những thai phụ mà có tiền sử mắc bệnh gan, hoặc trong gia đình có tiền sử ứ mật trong thai kỳ, hoặc bà bầu mang thai đôi hoặc thai ba và có tiền sử mắc bệnh gan, những người mang thai thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo thì sẽ có nguy cơ ứ mật trong thai kỳ nhiều hơn.
Những biến chứng của ứ mật trong thai kỳ
Một số biến chứng của ứ mật trong thai kỳ thường gặp nhất là khiến thai phụ bị ngứa ngáy khó chịu và gặp một số vấn đề liên quan đến việc hấp thụ một số vitamin tan trong dầu. Sau sinh thì hiện tượng này sẽ tự hết mà không để lại di chứng gì, nhưng những lần mang thai sau có thể bị mắc phải.
Tuy nhiên, đối với những thai phụ bị ứ mật trong thai kỳ thì sẽ tăng nguy cơ sinh non ở trẻ, nhưng lại rất khó để lí giải điều này.
Đồng thời những đứa trẻ có mẹ bị ứ mật trong thai kỳ thì có nguy cơ hít thở phải phân su cao hơn, tăng nguy cơ trẻ bị tử vong ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng tăng cao.
Thường thì để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, thì các bác sĩ sẽ chỉ định sinh con sớm hơn so với thời gian dự sinh và tránh những biến chứng xảy ra cho trẻ.
Khi mẹ bầu đi khám và phát hiện mình bị ứ mật trong thai kỳ, thì sẽ được các bác sĩ điều trị bằng việc giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng tốt nhất cho trẻ.
Nếu có những hiện tượng ứ mật trong thai kỳ, các mẹ hãy cẩn trọng để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.