“Ván bài” đánh cược để trở thành bác sĩ nội trú
Lựa chọn bác sĩ nội trú đi sâu vào rồi mới hay “ván bài” mình đang chơi chính là sự lựa chọn đúng đắn để có thể trở thành bác sĩ giỏi trong nghề.
- Trách nhiệm cao cả đến “nặng nề” của bác sĩ
- Tâm sự nghề bác sĩ: Một lời cảm ơn đáng quý hơn nhận phong bì
- Đừng dại mà nên duyên với gái ngành Y
“Ván bài” đánh cược để trở thành bác sĩ nội trú
Bác sĩ nội trú “ván bài” đánh cược với tuổi trẻ
Không phải bỗng dưng bác sĩ nội trú lại được các bác sĩ, sinh viên ngành Y mệnh danh là cực nhọc, vất vả để theo được phải đánh cược cả tuổi trẻ của mình. Bởi nơi đây là cái nôi đào tạo ra các bác sĩ giỏi hàng đầu trên cả nước. So với các bác sĩ khác bác sĩ nội trú phải trực ở bệnh viện 24/24 giờ bất kể lúc nào họ cũng phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Môi trường làm việc vô cùng căng thẳng, bác sĩ bị quay như chong chóng giữa hàng chục máy móc nhưng càng đi sâu mới hay rằng đây là con đường đúng đắn nhất để trở thành bác sĩ giỏi.
Bác sĩ Nam anh đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Bác sĩ nội trú vô cùng vất vả họ phải chịu căng thẳng áp lực cao gấp nhiều lần, luôn túc trực 24/24 giờ vì mục tiêu vừa giỏi lí thuyết, vừa giỏi lâm sàng.
Không ít những chia sẻ về những câu chuyện của bác sĩ nội trú trên các trang cá nhân cùng những đêm trực ứa nước mắt. Đó là những ngày trực một mình bệnh nhân đông bác sĩ còn không có thời gian để ăn trưa chứ đừng nói đến nghỉ ngơi. Có không ít sinh viên ngành Y thi vào bác sĩ nội trú để rèn luyện mình trong môi trường khắc nghiệt sao cho sau này thành tài, thành bác sĩ giỏi để cứu chữa người bệnh.
Bác sĩ nội trú gian nan cho quả ngọt thành công
Đào tạo bác sĩ nội trú rất khác với các hệ đào tạo khác bởi đây là hệ thực hành, các bạn sinh viên vừa học vừa làm. Các bác sĩ nội trú vừa học lí thuyết vừa làm việc đồng thời ở luôn trong viện để học lâm sàng nên đôi khi thời gian làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm trong hàng tuần kéo dài. Có gian nan cực khổ như vậy mới có thể đào tạo ra các bác sĩ, chuyên gia y tế đầu ngành xuất sắc nhất để phục vụ cộng đồng xã hội.
Đang công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền nữ điều dưỡng Thanh Ngọc theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược buổi tối chia sẻ: Ở nhiều bệnh viện họ nhận thức được ưu thế của từng hệ đào tạo nên họ đặt ra những yêu cầu cao như chỉ nhận bác sĩ tốt nghiệp ở cách trường đại học đào tạo uy tín đến hệ đào tạo nội trú như cách để ghi nhận những hi sinh vất vả của họ trong khoảng thời gian đào tạo đầy những nhọc nhằn, áp lực vất vả.
Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú rất đặc biệt dành riêng cho các bác sĩ mới ra trường, yêu cầu dưới 27 tuổi có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên mới có cơ hội thi bác sĩ nội trú. Đủ thấy yêu cầu thi tuyển vào bác sĩ nội trú khó khăn ra sao, không những vậy cả quá trình rèn luyện vô cùng vất vả, có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao. Chỉ có các sinh viên Y khoa chính quy mới được dự thi bác sĩ nội trú và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời.
Chị Tuyết Nhung đang theo học Cao đẳng Dược Văn bằng 2 cuối tuần chia sẻ: Môi trường đào tạo bác sĩ nội trú gian nan vất vả, khắc nghiệt. Bác sĩ phải hi sinh đánh đổi nhiều thứ không chỉ là tuổi trẻ, thời gian công sức tiền bạc, đó còn là cả những giọt mồ hồi nước mắt đổ xuống mới có được quả ngọt thành công khi họ trở thành những bác sĩ giỏi, chuyên gia y tế hàng đầu để cứu chữa cho bệnh nhân. Trở thành bác sĩ nội trú là niềm đáng tự hào của sinh viên ngành Y được các bệnh viện trọng vọng, xã hội tôn trọng đề cao vai trò cứu chữa bệnh trong lĩnh vực y tế.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn