Vì sao ngành Y vẫn “hot” trong khi hiểm nguy luôn rình rập?

Là ngành nghề cao quý chữa bệnh cứu người song những người thầy thuốc luôn phải chịu đựng và chìm ngập trong những nỗi sợ hãi, từ các bệnh truyền nhiễm cho đến cả những thân nhân của người bệnh.

Vì sao ngành Y vẫn “hot” trong khi hiểm nguy luôn rình rập?

Nỗi sợ từ phản ánh của bệnh nhân qua đường dây nóng.

Các cơ quan Y tế hiện nay đều có số điện thoại đường dây nóng để người bệnh phản ánh về thái độ phục vụ của nhân viên Y tế, về kỹ năng chuyên môn… Mỗi khi nhân viên Y tế bị người bệnh phản ánh, mặc dù chưa biết đúng sai nhưng dư luận sẽ luôn mặc nhiên là Thầy thuốc sai. Khi đó Thầy thuốc sẽ bị đình chỉ công việc để phục vụ việc điều tra làm rõ phản ánh từ phía dân, bị xa lánh. Cho dù phản ánh của người bệnh có sai thì người thầy thuốc vẫn phải chịu những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.

Áp lực về mặt chuyên môn.

Sau kì thi tuyển chọn gắt gao đầy cạnh tranh, sinh viên ngành Y phải trải qua 6-7 năm học tại các trường Đại học Y để có thể trở thành bác sĩ, hay để trở thành một Điều dưỡng viên thì mất 4 năm (nếu học Đại học) hoặc 2,5 nếu học Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Chưa kể đến sinh viên Y phải học ngày học đêm để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoài các giờ học lý thuyết còn phải học thực hành tại các bệnh viện. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ phải học thêm các khóa học chuyên sâu và phải được cấp chứng chỉ thì mới được hành nghề.

Khi đi làm thì người thầy thuốc lại phải đối mặt với áp lực từ phía cấp trên về mặt chuyên môn. Nếu năng lực yếu kém thì sẽ không được giao người bệnh cho điều trị, không được cử đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn.

Khoa học kỹ thuật trong Y học thế giới luôn không ngừng phát triển, vì thế người thầy thuốc phải học suốt đời để nắm bắt được những tiến bộ trong Y học và áp dụng khi hành nghề. Hơn nữa, trong ngành Y nếu như không có học vị cao thì cũng khó có thể hành nghề để mưu sinh ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện.

Bác sĩ luôn phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía

Nỗi sợ từ “Sự cố Y khoa”.

Trên hết tất cả, nỗi sợ lớn nhất của những người làm ngành Y đó là “Sự cố Y khoa”. Trong thời gian qua, ngành Y liên tục thu hút được sự quan tâm của dư luận qua những vụ scandal đầy tai tiếng, sự cố là rất khó tránh khỏi, và trong ngành Y cũng không ngoại lệ. Chuyện bác sĩ hay bệnh viện phải bồi thường cho bệnh nhân ngày nay đã không còn là chuyện hiếm. Nếu là do sai sót về mặt chuyên môn của bác sĩ thì đã đành, thế nhưng hiện nay có một thực trạng đó là mỗi khi có người bệnh chuẩn bị khiếu kiện thì bệnh viện giải quyết bằng cách: Đền luôn cho đỡ rắc rối vì một khi đã lên truyền thông thì chẳng cần biết đúng sai thế nào, uy tín của bác sĩ và bệnh viện cũng bị ảnh hưởng.

Hiểm nguy từ phía thân nhân người bệnh.

Những vụ hành hung bác sĩ được báo chí đưa tin gần đây cho thấy, người thầy thuốc không những phải đối mặt với những mầm bệnh nguy hiểm mà còn phải đối mặt với nạn bạo hành từ phía người thân của bệnh nhân. Gần đây có vụ bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa Thạch Thất bị hành hung, hay như vụ sinh viên y khoa bị người nhà bệnh nhân tát vào mặt do không chấp nhận đề nghị bế bệnh nhân đi chiếu chụp.

Câu chuyện đáng buồn trên chỉ là một số những ví dụ cho thực tế đang diễn ra song nguy cơ vẫn chưa có hồi kết bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan của nghề Y.

Vì sao ngành Y vẫn hút thí sinh?

Sức hút của ngành Y có thể nhận thấy thông qua tỉ lệ chọi và điểm chuẩn vào các trường Đại học Y luôn ở mức cao chót vót, có sự chênh lệch rất lớn so với những khối ngành khác. Với các bạn trẻ có học lực xuất sắc thì đổ xô vào các trường Đại học y Dược, còn các bạn trẻ có học lực Trung bình Khá trở lên thì đổ xô xét tuyển vào các trường Cao đẳng Y tế danh tiếng như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. Áp lực hiểm nguy là thế nhưng vì sao ngành Y vẫn hút thí sinh?

Ngày nay người dân ngày càng biết quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, họ tìm đến những dịch vụ Y tế không chỉ để chữa bệnh mà còn để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chính vì thế mà cơ hội việc làm cho những sinh viên ngành Y Dược luôn luôn rộng mở, cho dù học Cao đẳng Dược, Cao đẳng Xét nghiệm hay Cao đẳng Điều dưỡng. Đó cũng là lý do khiến ngành Y Dược vẫn luôn hút thí sinh. Hay một số khác thì theo đuổi ngành Y Dược do đam mê công việc chăm sóc sức khỏe, muốn đóng góp cho ngành Y tế nước nhà.

Học ngành Y phải vào đúng Trường Y Dược

Nếu đam mê nghề Y Dược bạn có thể nộp hồ sơ tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2017 về Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại địa chỉ:

Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 0485.895.895 – 0948.895.895.

Hoặc: Phòng 106 nhà B – 131 Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0439.131.131 – 09.8258.8258.

Sinh – Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version