Vì sao nói Bác sĩ luôn là người 2 mặt?
- Nữ bác sĩ dễ vỡ như thủy tinh nhưng khi vỡ thì lại rất đẹp
- Vì sao thầy thuốc phải học cách đau nỗi đau của người bệnh?
- Không đủ sức khoẻ để chịu áp lực công việc có nên học ngành Y?
Vì sao nói Bác sĩ luôn là người 2 mặt?
Nếu không thể thể hiện được những sắc mặt khác nhau đến như thế thì thử hỏi tại sao họ lại có thể trụ lại với cái nghề mà cái gì người ta cũng cần hoàn hảo và trọn vẹn như nghề Y được.
“Mặt nạ” trong nghề Y rất quan trọng
Nhắc đến mặt nạ chúng ta có thể nghĩ đến một loại hình nghệ thuật biểu diễn của một quốc gia nào đó hay chỉ là một trò chơi của trẻ em những ngày lễ hội nhưng với những người làm nghề Y thì bạn có biết “mặt nạ” với họ chính là nơi họ bấu víu những lúc yếu lòng và mệt mỏi nhất. Họ sẽ chẳng thể nào để ai nhìn thấy được tâm trạng thất của mình, ngoại trừ người thân, họ chỉ buồn và khóc khi không còn ai trông thấy họ, họ không còn khoác lên mình màu trắng của áo đồng phục, không còn đeo tai nghe, không còn ống tiêm và những hồ sơ bệnh án cao ngập đầu.
Vì chẳng mấy ai có thể nhìn thấy người đàn ông khóc, nhất lại là một bác sĩ giỏi, bình tĩnh và giàu kinh nghiệm như bố của một bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Buổi tối muộn, khi bạn đang còn là một học sinh cấp 3 cuối cấp, chuẩn bị thi đại học, bạn dùi mài kinh sử để mong thi đỗ vào trường Y như bố cho đến khi bạn thấy bố khóc. Đó là một ngày tồi tệ khi ông mổ thất bại cho một bệnh nhân còn rất trẻ, ca mổ được tiên lượng xấu nhưng ông vẫn làm và rồi ông cảm thấy mình bất lực.
Làm nghề Y không thể thiếu “mặt nạ”
Sáng hôm sau, bạn lại thấy ông đi làm với gương mặt rạng rỡ, vẫn cười tươi chào cô và mẹ cô. Thế đây, nếu không có cái mặt nạ tươi cười ấy, không có khuôn mặt vui vẻ ấy thì sao cô yên tâm được rằng bố cô không sao. Bước vào phòng phẫu thuật tôi chắc rằng bố và các đồng nghiệp của mình lại có một khuôn mặt bình tĩnh, quyết đoán để cứu chữa bệnh nhân. Dù hôm qua trời có sập xuống, gia đình có chuyện tày đình thì hôm nay thì con giáp làm ngành Y vẫn hết lòng vì người bệnh. Họ vẫn đỉnh đạc trong chiếc áo trằng dài ngay gối của mình. Biết kiềm chế cảm xúc, biết tự giấu những điều đang nghĩ trong lòng và học cách buồn một mình chính là bí quyết để họ vượt qua những nhọc nhằn khi học và theo đuổi nghề thầy thuốc này.
Đời người ngành Y Dược phải có ít nhất 2 cái “mặt nạ”?
Khác với mặt nạ thông thường mà mặt nạ ở đây sẽ là những tâm trạng, gương mặt những thái độ khác biệt trong những hoàn cảnh khác biệt. Đầu tiên từ khi đi học Y như một Giảng viên viên học Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phải có một gương mặt đầy tự hào, hãnh diện và hứa hẹn sẽ có một tương lai sáng lạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng Y khoa thì ai tuyển dụng đến nhưng với nhu cầu ngày càng lớn như hiện nay thì thầy thuốc chính là cái nghề chắc chắn cho bạn một mức thu nhập ổn, nhàn hạ và có thể tự hào nói với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trước khi đến được cái ngưỡng thành đạt màu hồng ấy, bạn phải trải qua những ngày tháng sáng lý thuyết, chiều thực hành, tối trực thâu đêm, mệt nhoài với sách vở, kiểm tra, ôn thi liên tục. Những lúc ấy chỉ sinh viên với sinh viên biết, nào có dám cho gia đình, bạn bè hay xã hội đâu. Muốn làm bác sĩ phải chịu khổ là đương nhiên, ra đường gặp ai mặt cũng tươi rói và lấp lánh vì tự hào là sinh viên y Dược.
Đời ngành Y Dược có ít nhất 2 cái “mặt nạ”
Cái mặt nạ thứ hai khó khăn và phải đeo gần như cả đời chính là cái mặt nạ ở bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh hay một cơ sở y tế nào đó từ tuyến trung ương đến địa phương. Theo đó, ai mà mang được gương mặt vui vẻ, nhiệt tình, tiếp đón bệnh nhân tốt thì được khen là cán bộ y tế, Bác sĩ chuyên khoa tốt bụng, có tâm có lòng còn nếu mà mang mặt nặng mày nhẹ vì căng thẳng vì lúc nào bệnh nhân cũng đông như quân nguyên thì có “3 đầu sáu tay” cũng khó mà ngơi việc, lúc nào cũng luôn tay luôn chân rồi bị chê là hách dịch, không tôn trọng phục vụ nhân dân. Sinh viên Y nên hiểu điều này trước khi đi làm thực tế để tránh bỡ ngỡ. Cuối cùng, về nhà thì một họ sẽ tiếp tục đeo mặt nạ bình tĩnh, vui tươi để gia đình yên tâm hoặc sẽ lột mặt nạ và sống thật với chính mình và có thể tỏ ra yếu đuối, mệt mỏi và chán nản trước mặt người thân yêu.
Đời người làm ngành Y phải chịu quá nhiều con mắt dòm ngó, phán xét thế nên muốn trụ vững, trụ bền thì phải đeo nhiều “mặt nạ” cũng là lẽ tất nhiên.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn