Không đủ sức khoẻ để chịu áp lực công việc có nên học ngành Y?
Đây vừa là lời khuyên cũng là lời cảnh báo nghiêm túc của những người vừa là thầy giáo, vừa là thầy thuốc nói với những sinh viên đang phấn đấu trên con đường Y nghiệp đầy gian nan.
- Những câu chuyện nghẹn lòng về nghề Y khiến ai cũng xót xa
- Muốn giỏi nghề Y hãy tốt nghiệp lớp “chấp nhận thất bại” trước đã
- Ngành Y là làm DỊCH VỤ hay NGHĨA VỤ?
Nghề Y đòi hỏi bản lĩnh thép để đối mặt với áp lực
Công việc của một người cán bộ y tế không đơn thuần chỉ là một công việc kiếm tiền, nuôi sống bản thân và đam mê. Nghề Y là một sự nghiệp mà cả đời phấn đấu cũng chỉ vì một chữ cứu người. Thế nên đặc thù của công việc này nếu không phải là người trong cuộc thì rất khó để hiểu và cảm thông.
Giống như câu chuyện của một người thân của Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói về con trai mình, hiện đồng thời cũng là một bác sĩ ở một bệnh viện khá lớn ở địa bàn thành phố. Câu chuyện ấy kể về những áp lực dồn dập đè lên vai người bác sĩ, người Điều Dưỡng viên…hay bất kỳ ai đang công tác trong ngành y. Chỉ cần sai sót trong cử chỉ, lời nói hành động, chỉ cần không may không nhớ mình là một người phục vụ người bệnh thì bạn sẽ gặp họa ngay lập tức. Mà cái họa mà bạn gây ra không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, đến tập thể đơn vị công tác mà còn là con dao đâm thẳng vào nền Y tế nước nhà. Báo chí sẽ cậy đó mà thỏa sức tung hô cá nhân này hay dìm cá nhân khác xuống đến tận chốn khổ sở nhất.
Nghề Y đòi hỏi bản lĩnh thép để đối mặt với áp lực
Áp lực của người thầy thuốc không chỉ từ số lượng bệnh nhân dồn dập, càng ngày càng tăng lên, con người ta càng chứng kiến sự ra đi của người xung quanh đến dễ càng sợ chết. Cuộc sống mong manh đến sợ. Vì thế giờ đây những người có điều kiện luôn ưu tiên cho vấn đề sức khỏe. Sống là phải khỏe mạnh. Đặc biệt theo mô tả của một sinh viên của văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có mẹ bị bệnh ung thư. Vào đến những cơ sở này mới thấy người thầy thuốc áp lực đến đâu, vất vả đến thế nào. Nhưng đó chỉ là một phần, trách nhiệm cứu người chữa bệnh cũng không lớn bằng gánh nặng từ dư luận xã hội. Họ luôn phải dè chừng đám đông vì chẳng may cầm điện thoại khi làm việc, không đón tiếp bệnh nhân chu đáo, nói một vài lời không phải thì sẽ bị bêu tên ngay trên báo chí. Điều đó liệu có công bằng với những người làm ngành Y?
Sức khỏe là điều kiện cần và đủ để theo đuổi ngành Y đến cùng
Là con người, sức khỏe luôn là tài sản quý giá nhất. Bởi ai đó đã từng nói “có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì”. Điều này đúng với tất cả và đúng nhất với những ai đang hằng ngày hằng giờ gồng mình bên phòng phẫu thuật, bên giường bệnh, bên bàn trực nhiều đêm liên tục….
Theo tâm sự của một bác sĩ chuyên về bệnh chuyên khoa ở một bệnh viện lớn thì sức khỏe với người thầy thuốc như ông là sự nghiệp, là tiếng tăm và điều kiện cần và đủ để ông gắng sức cho con đường mang tên Y nghiệp. Ông kể, sau khi học 6 năm ở trường đại học Y rồi đi học thêm chuyên khoa vài năm, học tiến sĩ vài năm ông mới được làm việc ở đây. Ông đã ném cả tuổi thanh xuân, thời gian và sức khỏe cho bài vở, thực hành, cho chặng đường ra Bắc vào Nam để tích lũy kích nghiệm trong nghề. Rồi còn những đêm thức ôn bài trước kỳ thi, vật vờ ở bệnh viện khi đi trực…Nếu không có sức khỏe để hoàn thành từng ấy nhiệm vụ chắc ông khó lòng theo nghề đến tận bây giờ.
Sức khỏe là điều kiện cần và đủ để theo đuổi ngành Y đến cùng
Cũng trao đổi về sự quan trọng của sức khỏe với người thầy thuốc, một bác sĩ sản khoa trẻ thì cho rằng, sức khỏe với người làm ngành Y là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực và mức độ đáp ứng áp lực công việc. Yêu cầu cơ động, liên tục có mặt và làm việc hết công suất khi bệnh nhân yêu cầu, bệnh viện lên kế hoạch đòi hỏi bản thân người cán bộ làm ngành này phải chuẩn bị thật tốt về sức khỏe cơ thể và tinh thần. Không được pháp tỏ ra mệt mỏi hay thiếu tỉnh táo. Vì chỉ cần sai một ly thì một mạng người bị ảnh hưởng và còn nhiều người khác bị liên lụy nếu bạn để bản thân mình yếu đuối như thế.
Như vậy, với người làm ngành y, năng lực, trình độ chỉ là một phần thôi, sức khỏe mới là điều kiện để họ hết mình vì sự nghiệp, để họ tránh được tai ương trong lúc hành nghề.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn