Viêm loét dạ dày tá tràng, có nên chủ quan?

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên đa số chúng ta lại chủ quan với căn bệnh này!

Viêm loét dạ dày tá tràng, có nên chủ quan?

Vì vậy chuyên mục ‘’Thầy thuốc tư vấn’’ của trường cao đẳng Y-Dược Pasteur đã mời dược sĩ Nam Anh hiện đang là giảng viên của nhà trường để cung cấp thêm cho quý độc giả những thông tin bổ ích về căn bệnh này.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Hỏi: Chào thầy, cảm ơn thầy đã dành thời gian tham gia chương trình, câu hỏi đầu tiên mà chuyên mục nhận được đó là: Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Và căn bệnh này có nguy hiểm không?

Trả lời:

Viêm loét dạ dày tá tràng là hiện tượng xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin  gây nên hiện tượng hoại tử và hình thành các vết loét! Căn bệnh này hiện nay rất nhiều người mắc phải, tuy nhiên tôi nhận thấy đa số mọi người đều chủ quan, ban đầu những vết loét này khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau bụng, nóng rát ngực, tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc hợp lý bệnh sẽ biến chứng ngày càng nặng, viêm loét ngày càng tiến triển, các ổ loét to hơn, sâu hơn, cơn đau sẽ nhiều hơn và nặng hơn, nguy hiểm hơn là gây xuất huyết dạ dày, thủng ổ loét, ung thư dạ dày… những biến chứng de dọa tính mạng của bệnh nhân.

Hỏi: vâng, như vậy chúng ta có thể thấy bệnh viêm loét dạ dày gây nên những biến chứng rất nguy hiểm, mọi người không nên chủ quan với căn bệnh này. Vậy thầy có thể cho quý độc giả biết những triệu trứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không. Thưa thầy?

Trả lời:

Vâng, tôi sẽ cung cấp một vài triệu trứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, để quý độc giả có thể tham khảo và nhận biết tình hình bản thân đang gặp phải:

Đau bụng: đau bụng là triệu trứng không chỉ riêng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà còn nhiều bệnh đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường đau âm ỉ, đau trên rốn hoặc quanh rốn, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, đặc biệt tình trạng này sẽ nặng hơn khi bạn ăn quá no hoặc để bụng quá đói, đau tăng lên vào ban đêm, ăn uống bỏ bữa không đúng giờ..

Buồn nôn: buồn nôn thường xuất hiện khi bạn vừa ăn xong , bạn cũng cần chú ý xem có nôn ra thức ăn của ngày hôm trước không, điều đó báo hiệu dạ dày của bạn đã bắt đầu suy yếu.

Rối loạn tiêu hóa và sụt cân: bạn thường đi ngoài thường xuyên, chỉ cần ăn chút đồ ăn lạ, đồ ăn không đảm bảo đặc biệt là đồ cay nóng, chua thì bạn sẽ đau âm ỉ, thậm chí đau quặn bụng và rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân,

Ợ hơi, ợ chưa: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ăn không tiêu, đầy bụng, ăn uống không ngon miệng… là những triệu trứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, do dạ dày tăng tiết quá nhiều acid nên dẫn đến tình trạng này.

Trên đây là những triệu trứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả kịp thời theo dõi và phát hiện bệnh sớm nhất để có phương pháp điều trị kịp thời!

Viêm loét dạ dày là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày

Hỏi: Vâng, cảm ơn những chia sẻ của thầy, câu hỏi tiếp theo mà chuyên mục nhận được đó là: những nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách phòng tránh?

Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày, sau đây tôi sẽ chia thành 4 nhóm nguyên nhân chính:

  1. Nguyên nhân gây loét dạ dày do chế độ ăn uống không hợp lý:

Sở thích ăn nhiều chất béo, đồ chua, thức ăn cay, nóng

Sử dụng các chất kích thích rượu, bia, đồ uống cồn, thuốc lá…

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài: ăn kiêng, ăn không đủ chất, bỏ bữa…

Ăn vội vàng, nhai không kĩ…

Thường xuyên bị rối loạn giờ giấc ăn uống: ăn không đúng bữa, thức khuya

  1. Viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc tân dược và hóa chất độc hại:

Nếu bệnh nhân hay phải dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như NSAID, corticoid… thì sẽ tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng, đó là những bệnh hay gặp các bệnh như: viêm khớp, hội chứng thận hư, lupus ban đỏ, bệnh nhân sau phẫu thuật cấy ghép…

  1. Viêm loét dạ dày do nhiễm trùng

Do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra.

  1. Viêm loét dạ dày do bệnh lý thần kinh

Hay gặp ở những người có bệnh lý về thần kinh, hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, stress kéo dài… điều này sẽ kích thích thần kinh tăng tiết acid ở dạ dày tăng nguy cơ bị viêm loét.

Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị viêm loét dạ dày do các nguyên nhân khác như: đái tháo đường, hội chứng  cushing… tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy nhóm nguyên nhân do chế độ ăn uống không hợp lý và sự căng thẳng thần kinh là những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh, đặc biệt là với nhịp sống hiện đại ngày nay. Vì vậy mong rằng các bạn sẽ xây dựng cho mình lối sống và chế độ ăn hợp lý khoa học giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Vâng xin cảm ơn thầy đã dành thời gian tham gia chương trình, ở phần 2 chúng tôi sẽ đề cập tới các phương pháp điều trị căn bệnh này. Mọi thắc mắc xin mời quý độc giả gửi về cho chương trình theo địa chỉ:

Trường cao đẳng Y-Dược Pasteur, tầng 5, nhà N2, số 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội. SĐT: 0948.895.895 hoặc 02485.895.895

Nguồn theo Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version