Viêm xoang đe dọa gây mù mắt ở trẻ
Bệnh viêm xoang nếu không được điều trị thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bạn có thể bị xáp xe mi mắt, viêm dây thần kinh, viêm tấy ổ mắt,…dẫn đến mù lòa mắt, đặc biệt là viêm xoang gây mù mắt ở trẻ có nguy cơ cao hơn.
- 7 sự thật về nuôi con bằng sữa mẹ
- Bệnh ung thư xương ở trẻ em – cha mẹ nhất định phải biết
- 7 loại trái cây lợi sữa sau sinh bạn nên biết
Bệnh viêm xoang ở trẻ
Các bác sĩ cho biết, bệnh viêm xoang ở trẻ sẽ khó chẩn đoán hơn ở người lớn, do có những biểu hiện và nguyên nhân phức tạp hơn.
Trong khi đó, mỗi năm trẻ em thường bị viêm hô hấp từ 6-8 lần/ năm. Do vậy mà việc phân biệt viêm xoang ở trẻ với các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ càng khó khăn hơn.
Biểu hiện bệnh viêm xoang ở trẻ: ho, hơi thở hôi, trẻ ốm yếu,ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,.. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện trên cha mẹ không nên chủ quan mà đưa trẻ ngay đến cơ sở Y tế, phòng khám bệnh chuyên khoa nhi để bác sĩ thăm khám và sớm điều trị, tránh để bệnh lâu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, khi thấy trẻ có những biểu hiện về mắt như: sưng mắt, đau hốc mắt và giảm thị lực thì nên đi khám ngay.
Các biến chứng bệnh viêm xoang gây ra ở trẻ
Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi Trung Ương thì tỉ lệ trẻ bị viêm xoang chiếm 1,7%. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe mí mắt: là biến chứng của bệnh viêm xoang mạn tính đợt cấp. Trẻ sẽ bị áp xe ở mí trên hay mí dưới. Với các triệu chứng như: mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau, rãnh giữa mí và gờ ổ mắt bị đầy, màng tiếp hợp đỏ và nề.
- Viêm túi lệ: Xương lệ có những lỗ thông với xoang và mũi nên rất dễ bị viêm. Da ở vùng góc trong ổ mắt bị sưng và đỏ, sau đó sẽ này lan ra mí mắt và màng tiếp hợp. Trẻ bị sốt và đau nhức nhiều 3 đến 4 hôm sau thì túi mủ tự vỡ.
- Viêm tấy ổ mắt: Khi bị viêm xoang, trẻ sẽ thấy đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu. Mắt sưng húp, lồi ra và không di động được, có thể sưng lan cả lên vùng thái dương.
- Viêm dây thần kinh thị giác: Thường là do trẻ bị viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực của trẻ tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc cũng có thể để lại những di chứng về sức nhìn.
- Ngoài ra, viêm xoang cấp còn gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại, viêm cốt tủy viêm xương hàm trên,… có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh viêm xoang ở trẻ
Các bác sĩ cho biết, để phòng bệnh viêm xoang ở trẻ, đầu tiên cha mẹ cần phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ bằng cách:
- Mặc ấm cho trẻ vào ngày lạnh, cho trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, tránh bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá.
- Xây dựng cho trẻ có chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh và tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cơ thể cho trẻ,
- Khi trẻ bị viêm xoang, cần dụng thuốc kháng sinh sớm và hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị cho trẻ.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn