Xử lý thế nào khi trẻ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp trên
Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên có những dấu hiệu như ho, chảy mũi, hắt hơi, sốt cao từ 39 – 40 độ C, sốt lúc tăng lúc giảm, có trường hợp trẻ có thể bị co giật. Nếu trong trường hợp nặng, cần phải đưa trẻ tới những phòng khám bệnh chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách.
- Viêm đường hô hấp trên căn bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa
- Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em.
- Viêm đường hô hấp trên và 7 nguyên nhân phát bệnh
Làm gì khi trẻ mắc viêm đường hô hấp trên
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên thường sốt lúc này cần theo dõi trẻ tại gia đình, chưa nên dùng kháng sinh cũng như thuốc hạ nhiệt quá vội vàng. Sử dụng nhiệt kế, đo thân nhiệt cho trẻ, có thể dùng đo ở miệng, kẹp nách hay đo ở hậu môn.
Trẻ có các dấu hiệu ho nhiều, sốt trên 38 độ C, mệt mỏi, chán ăn, khó thở cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám bệnh và xử lý kịp thời, tránh để bé bị viêm phổi cấp tính.
Không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ, nên sử dụng những loại vải cotton, rộng, thoáng và dễ thoát nhiệt ra ngoài. Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên hay bị sốt cao có thể sử dụng khăn sạch, cho vào nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ 2 độ, lau ở nách, trán, bẹn và lòng bàn tay, bàn chân. Tránh dùng nước đá, nước lạnh để hạ nhiệt độ cho trẻ, nước quá lạnh sẽ khiến trẻ sốt cao hơn, cản trở sự thoát nhiệt gây nguy hiểm cho trẻ.
Có thể sử dụng thuốc đút hậu môn hoặc uống Paracetamol với liều lượng tương đương độ tuổi của trẻ. Cho trẻ ăn những đồ dễ nuốt như cháo loãng, và đặc biệt cần cung cấp đủ nước. Nếu trẻ vẫn bú mẹ, hãy cứ cho trẻ bú như bình thường, hoặc tăng số lần bú cũng như thời gian.
Trong trường hợp trẻ không ăn uống hãy cho trẻ sử dụng dung dịch orezon nhằm bổ sung nước cho cơ thể của trẻ, tránh tình trạng mất nước. Hoặc có thể cho trẻ uống nước cháo loãng có pha ít muối, nhằm tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ khi mắc bệnh viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nước cháo chỉ dùng trong vòng 6 giờ kể từ khi đun, nếu trẻ bị nôn ra hãy dừng lại khoảng 10 phút rồi mới tiếp tục cho uống.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
Khi bị bệnh hoặc sau khi khỏi bệnh viêm đường hô hấp trên, cần có những phương pháp chăm sóc cho trẻ về mặt dinh dưỡng để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.
- Làm sạch mũi cho trẻ bằng cách hút hoặc tra dung dịch, giúp mũi trẻ khô thoáng, khi ăn sẽ không bị nôn, trớ.
- Khi bị bệnh, trẻ thường biếng ăn hơn, hệ tiêu hóa cũng khó hơn bình thường, do đó thức ăn cần phải được nấu loãng hơn trước và phải đảm bảo có đủ 4 loại chất dinh dưỡng như bột, béo, rau, đạm.
- Trong khi ăn không nên dùng khăn ướt cho trẻ, sẽ khiến trẻ bị kích thích chảy mũi liên tục. Các món ăn, thức uống lạnh cần tuyệt đối kiêng cho bé.
- Cho bé ăn những món ăn ấm, nếu bé nôn mà vẫn chơi bình thường, chỉ cần cho bé uống lại sữa hoặc ăn đồ ăn nhẹ để tránh bị đói và tụt cân.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn