Y học tái sinh: Niềm hi vọng mới cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Trải qua thời gian dài nghiên cứu với nhiều thử nghiệm thành công, y học tái sinh đang mang lại những kỳ vọng mới cho nền y học hiện đại trong điều trị các chứng bệnh hiểm nghèo.

Y học tái sinh: Niềm hi vọng mới cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Y học tái sinh là gì?

Vào khoảng những năm 1998, công nghệ tế bào gốc ra đời từ đó đem lại nhiều bước tiến mới và làm thay đổi vượt bậc nền y học với nhiều thành tựu to lớn đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới trong việc chữa trị một số căn bệnh hiểm nghèo. Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, dựa trên việc nghiên cứu về tế bào gốc, y học tái sinh thực chất là quá trình thay thế hoặc tái sinh lại các mô, tế bào và nội tạng của con người với mục đích giúp phục hồi hoặc thiết lập lại những chức năng hoạt động bình thường của chúng. Hay nói cách khác, lĩnh vực y học tái sinh mang tới khả năng tái tạo lại các mô tế bào, nội tạng của cơ thể bằng phương pháp thay thế các mô tổn thương hoặc kích thích cơ chế tự sửa chữa giúp “chữa lành”, hàn gắn chúng.

Y học tái sinh là gì?

Bởi vậy, công nghệ y học tái sinh hay bản chất chính là liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc đã và đang mang tới những hi vọng mới để khắc phục những vấn đề của cơ thể trong việc đối diện với các vết thương cùng nhiều căn bệnh hiểm nghèo mà hiện nay nền Y học đang “bó tay”.

Y học tái sinh mở ra cơ hội mới trong chữa bệnh hiểm nghèo

Trang tin y học hàng đầu thế giới cũng chỉ ra rằng, một số sản phẩm của y học tái sinh mà cụ thể là các tế bào gốc có khả năng hàn gắn, thay thế các mô, cơ quan tổn thương bởi bệnh tật, tuổi tác, trong đó có cả những bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo như đột quỵ, ung thư, tim, tiểu đường, xương khớp,…..Kể từ khi được đưa vào ứng dụng, y học tái sinh đã đạt được nhiều bước phát triển “thần tốc”, kết hợp cùng y học cá thể, chuyên ngành y học tái sinh góp phần tạo nên sự thay đổi ngoạn mục trong điều trị bệnh đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo, mở ra cơ hội sống cho hàng ngàn bệnh nhân. Theo thống kê của các nhà khoa học, tính đến tháng 10/2015, trên thế giới đã có hơn 500 sản phẩm y học tái sinh xuất hiện trên thị trường cùng với hơn 60.000 ca cấy ghép tế bào gốc mỗi năm. Ngoài ra, đã có hơn 160.000 bệnh nhân được thực hiện chữa trị bằng tế bào gốc cùng hơn 2.500 cuộc thử nghiệm lâm sàng y học tái sinh diễn ra góp phần điều trị các chứng bệnh như tim mạch, đái tháo đường, … đồng thời mở ra tương lai mới trong việc điều trị bệnh ung thư.

Y học tái sinh mở ra cơ hội mới trong chữa bệnh hiểm nghèo

Cụ thể, trường hợp bà Sammy Jo Wilkinson (California, Mỹ) là một trong số rất nhiều bệnh nhân được áp dụng liệu pháp tế bào gốc để chữa trị đa xơ cứng – căn bệnh đã khiến bà bị tê đầu ngón tay và liệt phần mặt bên trái. Nhờ các xét nghiệm y tế lâm sàng cũng như ứng dụng tế bào gốc tự thân trích các bác sỹ đã tiến hành nhân nuôi chúng để cấy trở lại giúp bệnh nhân có thể hoạt động bình thường sau nhiều năm bị liệt. Bên cạnh đó, vào đầu tháng 3/2016 một đội nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cũng đã điều trị thành công cho 12 trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể bẩm sinh bằng việc sử dụng tế bào gốc và hàng ngàn trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khác được chữa khỏi nhờ công nghệ Y học tái sinh.

Hiền Thân – ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version