5 dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ không thể bỏ qua
Bệnh đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm đa số xuất hiện ở người cao tuổi và có nguy cơ tử vong rất cao nếu như không được cấp cứu kịp thời. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp hiện đại hỗ trợ trong việc điều trị, tuy nhiên mức độ tàn phế vẫn cao. Vì vậy mọi người cần phải biết được những dấu hiệu của bệnh như thế nào để kịp thời cấp cứu và điều trị.
- Bí quyết giảm huyết áp cao phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nguyên nhân hàng đầu gây liệt chân
- Bệnh động mạch vành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới
Bệnh đột quỵ là gì
Bệnh đột quỵ là bệnh xảy ra do tắc nghẽn mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não do xuất huyết não. Lúc này não bộ không được cung cấp đủ lượng oxy dẫn đến tình trạng các tế bào trong não bị chết khiến các cơ quan khác đi vào tình trạng hôn mê, không hoạt động khiến cơ thể bị liệt nửa người, toàn thân hay bị hôn mê. Bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ
Theo công bố mới nhất của Bộ Y Tế, nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ gồm những nguyên nhân sau:
- Do tình trạng mạch máu lưu thông lên não bị tắc nghẽn đột ngột do bị chèn máu đông hay mảng xơ vữa động mạch não trồi lên gây tắc mạch máu não.
- Nguyên nhân thường gặp là do người bệnh bị tiền sử bệnh cao huyết áp, rối loạn đông máu hay bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ
Do bệnh đột quỵ thường xảy ra một cách đột ngột và ít dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên một số dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ được bác sỹ cảnh báo sau đây giúp người bệnh dễ dàng nhận ra để cấp cứu kịp thời:
- Hiện tượng hoa mắt, tự nhiên mắt bị hoa và không nhìn rõ vật thể. Có thể mắt bị mờ một bên, có khi mờ cả hai bên. Hiện tượng này hầu như rất khó phát hiện. Tuy nhiên khi người bệnh gặp trường hợp này phải kịp thời đi cấp cứu tại bệnh viện.
- Tình trạng bất ngờ đau đầu dữ dội, đau nửa đầu hoặc cả đầu, choáng váng. Thường hay gặp ở người có tiền sử bệnh đau đầu.
- Tự nhiên bị khó nói, nói ngọng hay không nói được. Miệng và lưỡi bị tê cứng khó hoạt động.
- Một phần cơ thể không hoạt động được, có cảm giác chân tay tê cứng và mất cảm giác điều khiển, cầm nắm các vật dụng. Không tự chủ được hành động và bí tiểu hoàn toàn.
- Khuôn mặt tự nhiên biến dạng, nhân trung bị lệch.
Trên đây là một số lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa tư vấn trong việc nhận biết bệnh đột quỵ. Nếu như người bệnh đang trong quá trình điều trị sau đột quỵ nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu để nhanh hồi phục và giảm nguy phát triển bệnh.
Phương Thảo – Ytevietnam.edu.vn