Bà bầu bị sốt sau tiêm phòng uốn ván nên làm gì?
Bà bầu bị sốt sau khi tiêm phòng bệnh uốn ván là một trong những phản ứng phụ không mong mong muốn. Vậy bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi không? Mẹ bầu cần làm gì để giảm cơn sốt?
- Bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
- Điểm mặt 5 dấu hiệu nguy hiểm nhận biết bệnh uốn ván.
Bà bầu bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván.
Bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván
Bệnh uốn ván là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt trong cơ thể thường gây tử vong, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh là do chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi khuẩn qua vết thương trên da.
Đối với mẹ bầu, bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc dinh nở, vi trùng có thể vào theo đường sinh dục, gây bệnh uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi trùng sẽ xâm nhập vào nơi cắt và buộc dây rốn, dẫn đến bệnh nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh.
Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Bởi vậy việc tiêm ngừa uốn ván là biện pháp không thể thiếu đối với các mẹ bầu trong thai kì nhằm bảo vệ sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Nhiều mẹ bầu thường gặp các phản ứng phụ khi tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể, các mẹ không nên lo lắng quá nhé. Vì cơ thể phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch yếu nên là đối tượng rất dễ bị tác dụng phụ của vắc xin
Theo bác sĩ cho biết khi tiếp nhận vắc xin, cơ thể huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể ứng phó khi cần. Ngoài phản ứng có ích đó, vắc xin vẫn có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn, do các thành phần thừa gây ra.
Mẹ bầu làm gì khi bị sốt sau tiêm phòng uốn ván?
Thông thường, việc bà bầu sốt sau khi tiêm vắc xin sẽ tự động khỏi ngay sau 3 – 4 ngày và không bị ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, những triệu chứng sốt có thể làm mẹ khó chịu. Vì thế, các mẹ bầu nên áp dụng những cách sau để hạ sốt cho cơ thể.
Bà bầu bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván.
Trước tiên, các mẹ nên tự hạ nhiệt cho cơ thể mình bằng cách nới lỏng, mặc quần áo thoải mái. Dùng khăn ấm chườm vào các nơi như nách, bẹn, nếp gấp của tay, chân cho đến khi nhiệt độ cơ thể về mức thông thường.
Với các triệu chứng như sổ mũi, mẹ nên xì mũi thật sạch rồi dùng nước muối sinh lý để giảm bớt triệu chứng.
Các mẹ cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng đầy đủ để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể, các mẹ nên ăn các loại dễ tiêu hoá.
Các mẹ không được tự tiện sử dụng thuốc hạ sốt. Bởi trong giai đoạn mang thai, nếu sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu có tình trạng sốt cao và sốt kéo dài, các mẹ chú ý bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.
Đặc biệt các mẹ nên tránh sử dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa qua kiểm chứng, bởi chúng có thể gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn