Bệnh uốn ván – Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị hiệu quả
Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm, diễn biến khó lường trước, điều trị phức tạp và có tỷ lệ tử vong. Vậy nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
- Điểm mặt 5 dấu hiệu nguy hiểm nhận biết bệnh uốn ván.
- Bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
Bệnh uốn ván là gì?
Theo các chuyên gia Y tế Việt Nam thì bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây nên. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương của người bệnh trong điều kiện yếm khí, sau đó phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh, cơ, làm cho bệnh nhân bị co giật cũng như co cứng cơ.
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván
- Nguyên nhân gây bệnh uốn ván là do bị vết trầy xát và vết thương ngoài ra tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván có trong đất, phân trâu bò và gia cầm, cống rãnh, hay ngay cả dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ… Vi khuẩn từ những môi trường đó xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước, phát triển thành những ổ nhiễm trùng gây nên bệnh uốn ván.
- Trực khuẩn bệnh uốn ván xuất hiện và phát triển ngay trong những vết thương sâu của người bệnh khi bị thương. Hoặc vi khuẩn gây bệnh cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắn của động vật như chó, mèo hay rắn.
- Ngay cả dụng cụ y tế nếu không được tiệt trùng trước khi đưa vào sử dụng để điều trị, mổ, hay phẫu thuật cho bệnh nhân cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh uốn ván cực nguy hiểm. Ngoài ra việc dùng các dụng cụ bẩn để tác động vào vết thương hở cũng là nguyên nhân uốn vấn đáng lưu ý.
- Trẻ sơ sinh có thể sẽ bị nhiễm khuẩn uốn ván nếu dụng cụ dùng để cắt rốn không được tiệt trùng sạch sẽ. Hay việc chăm sóc rốn không đúng cách cũng là nguyen nhân dẫn đến nhiễm trùng rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch sẽ vô tình truyền bệnh cho trẻ.
Bị thương do đinh han cũng là nguyên nhân gây bệnh uốn ván.
Dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván có khá nhiều biểu hiện rõ ràng, do đó khi nghi ngờ mình có các biểu hiện giống như dưới đây người bệnh cần phải đến ngay các cơ sở chăm sóc y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời.
- Dấu hiệu, triệu trứng bệnh uốn ván thường là tê lưỡi, cứng cơ hàm. Người bệnh hay bị vã mồ hôi và sốt.
- Bệnh nhân cảm thấy cứng cơ bụng, cứng cổ, khó nuốt, hay lưng cong cứng, luôn ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh.
- Bệnh uốn ván ở trẻ em, sẽ khiến trẻ không bú được, co giật, co cứng và cưn bệnh này thường khiến trẻ thường tử vong. Đối với trẻ nhỏ khi bị căn bệnh nguy hiểm này, thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 tuần. Nhưng nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn, thì nguy cơ tử vong của trẻ càng cao.
Điều trị bệnh uốn ván thế nào là hiệu quả?
Các chuyên gia về y tế dự phòng thì nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván hiệu quả nhất chính là phải diệt trừ được vi khuẩn, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp đối với người bệnh.
Tiêm phòng bệnh uốn ván
- Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân, mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp chữa trị cho từng bệnh nhân sao cho hiệu quả nhất. Thông thường những người bệnh sẽ dùng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố.
- Ngoài ra, người bệnh sẽ được dùng kháng độc tố uốn ván để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương, kiểm soát các cơn co cứng, nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong.
- Đối với tất cả những bệnh nhân mắc bệnh uốn ván thì sẽ được tiêm vaccin sau khi bệnh đã phục hồi hoàn toàn.
Có thể nói uốn ván là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị một cách kịp thời nhất. Bệnh này gây ra khá nhiều biến chứng cho người bệnh, do đó việc tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh uốn ván là một trong nhiều cách để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn